CÁCH NHAU CHỈ MỘT BƯỚC CHÂN Quan sát hàng ngày trên đây, nhất là vào khoảng thời gian vào hè, tôi ngộ độc hình ảnh trôi nổi trên bảng tin, v...
CÁCH NHAU CHỈ MỘT BƯỚC CHÂN
Quan sát hàng ngày trên đây, nhất là vào khoảng thời gian vào hè, tôi ngộ độc hình ảnh trôi nổi trên bảng tin, vì họ đăng quá nhiều hình ảnh cá nhân và các cuộc tiệc tùng, bù khú của họ. Họ vẫn cười tươi, vui vẻ và hồ hởi trưng bản thể như chẳng có cái gì xảy ra trong lòng đất nước này vậy!
Có vẻ như là họ đã đạt tới cảnh giới cao nhất của sự bất động và vô tri. Họ tỏ ra như không còn sống dưới sự điều khiến của nền chính trị này, họ không còn hít thở bầu không khí ô nhiễm này, họ không ăn thực phẩm thiếu an toàn trên mảnh đất này, họ không uống nước ở những dòng sông này, họ không vướng mắc gì vào các sự bất công hay bị ảnh hưởng gì bởi sự lưu manh trong xã hội này.
Bước chân ra ngoài thì hành xử vô văn hoá, xảo trá, vô pháp và thua cả đứa trẻ ở những xứ văn minh về nền tảng nhận thức chính trị, nhưng họ không còn thấy và biết xấu hổ để thay đổi bản thân mà còn tự hào vỗ ngực hãnh diện với thiên hạ về cái nhà, cái xe, cái bằng cấp và cái niêu cơm của mình.
Có nhiều kẻ còn tự cho mình rằng đã đắc đạo và biết buông bỏ nên không còn thấy phẫn nộ điều gì trước mắt nữa. Họ đã buông bỏ được các phiền não và đạt được, thấu hiểu được chân lý của đạo Phật, triết lý Pháp Luân, và như vậy họ chẳng còn phải màng gì tới mọi sự việc xung quanh nữa, có để tâm vào cũng chẳng giải quyết được gì mà chỉ làm tổn hại tâm trí và lòng thiện của chính mình.
Vậy mà bảo những đám người này từ bỏ hết các sự sở hữu đi, không cần gì cả, buông bỏ đi, thì nhất quyết không chịu. Thế là những kẻ này thực ra đã trở nên vô cùng ích kỷ và chẳng còn muốn giải quyết cái gì nữa, trở thành phó mặc, nhưng quyền lợi của mình thì họ giữ khư khư chứ không chịu thua thiệt bao giờ. Đó đơn giản là lý luận của sự thoái lui vì hèn nhược và sợ hãi của bản thân trước các vấn đề.
Vì không ai có thể nói rằng đã đắc đạo và thông tuệ được như Đức Lạt Ma hiện tại - nhưng Ngài phải đấu tranh cương quyết để giữ lấy vùng đất Tây Tạng và văn hoá ngàn đời của nó trước sự xâm lăng và đàn áp tàn bạo từ cộng sản Trung Quốc. Ngài không những không buông bỏ mà Ngài còn tranh đấu suốt đời cho vùng đất này và duy giữ nền Phật giáo nguyên thuỷ nhất của thế giới còn trụ vững ở đây.
Vậy nên, khi tâm trí còn ngu muội thì đừng nên nói tới đạo pháp và vịn dựa vào đạo Pháp của Phật giáo để làm cho mình cao sang hơn hay tĩnh tuệ hơn. Phật giáo giúp con người thiện lương và biết chia sẻ và biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu, chứ không phải để buông bỏ đến mức phó mặc tất cả để coi rằng đó là đạt tới sự giác ngộ - nói vậy, tức là đang đi đến tận cùng vào sự ngu muội.
Sự giác ngộ của thông tuệ hay là sự ngộ nhận của sự ngu dốt, đôi khi chỉ còn cách nhau không đến một bước chân. Và sự hưng thịnh hay là đường suy vong cũng cận kề nhau gần sát tới mức như vậy.
Lê Luân
————
Ảnh chỉ là một sự minh hoạ cho những điều hổ lốn đang diễn ra bình thản trong đất nước mình.
Trong đạo Phật, buông bỏ có nghĩa là buông bỏ những gì vun vét cho cái TÔI . Nguồn gốc của khổ đau : THAM, SÂN , SI đều từ cái TÔI mà ra . Hãy bỏ cái tôi để hoà nhập với số đông , với quần thể ... với dân tộc .Đó chính là Hạnh Phúc .
Trả lờiXóaMột tầm nhìn không có , hoặc quá kém thì chỉ thấy cái tôi là hết !!!! Đó là do kiến thức không có . Nói như ông tướng công an : Não bé nhưng tham vọng quá lớn . Tiếc thay tham vọng của ông , không phải để giúp người giúp đời , mà chỉ vun xới bồi đắp cho cá nhân , gia đình ông mà thôi , nên mới vào tù !!!
Một bài viết đáng đọc để suy ngẫm , nhất là những ai đang hụp lặn trong bể khổ XHCN Việt cộng.