CÂU "MỞ LON VIỆT NAM" KHI NÀO HIỂU THÀNH NGHĨA BẬY VÀ CHO NÓ TRÁI THUẦN PHONG MỸ TỤC? Sự việc ồn ào với một chiến lược quảng cáo, ...
CÂU "MỞ LON VIỆT NAM" KHI NÀO HIỂU THÀNH NGHĨA BẬY VÀ CHO NÓ TRÁI THUẦN PHONG MỸ TỤC?
Sự việc ồn ào với một chiến lược quảng cáo, truyền thông của nước giải khát Coca-Cola với khẩu hiệu: MỞ LON VIỆT NAM. Cục văn hoá, thuộc bộ văn hoá- thể thao và du lịch đã gởi văn bản đến các địa phương yêu cầu chấn chỉnh vì khẩu hiệu "MỞ LON VIỆT NAM" không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bà Ninh Thị Thu Hương, cục trưởng cục văn hoá nói: Từ "LON" khi thêm dấu ^, dấu huyền vào nó thành từ bậy. Do vậy mà bà Thu Hương và cục văn hoá cho rằng nó vi phạm thuần phong mỹ tục nên cấm khẩu hiệu này khi quảng bá nước uống Coca-Cola.
Về mặt truyền thông một thông điệp nào đó cho sản phẩm, luôn phải ngắn gọn, xúc tích, thông điệp tuyền tải đầy đủ. Trong bối cảnh quảng cáo cho Coca-Cola thì ai cũng hiểu là khui lon nước Coca-Cola mà uống. Bản thân nước Coca-Cola đóng lon thì gọi là lon chứ bây giờ gọi bằng gì đây. Chả lẻ gọi lon Coca-Cola thành cái nồi, cái ấm, cái tách sao???. Câu: MỞ LON VIỆT NAM là câu hoàn toàn đúng, tôi quảng cáo tôi được quyền kêu gọi người tiêu dùng Việt Nam hãy dùng sản phẩm của tôi, vì sản phẩm tôi hợp pháp đã được chứng nhận chất lượng và lưu hành.
Vậy sai chỗ nào? Khi nhận thức bị khuyết tật mà bổ nhiệm lên vị trí quản lý cao trong hệ thống cơ quan nhà nước. Khi thiếu văn hoá lại bổ nhiệm vào đúng cục văn hoá thì dẫn đến nhận thức sai, hiểu bậy, từ đó dẫn đến hành vi ra văn bản cấm đoán là sai. Vậy khi khuyết tật về nhận thức kèm thiếu văn hoá mà lại bổ nhiệm vào đúng chỗ cán bộ quản lý văn hoá thì câu "MỞ LON VIỆT NAM" sẽ được hiểu sang nghĩa bậy và câu đó sẽ được cho là vi phạm thuần phong mỹ tục, rồi bị cấm đoán là đương nhiên.
Hình minh hoạ lấy trên internet!
Nguyễn Đình Trọng
P/s: Bài viết có dùng các lý thuyết bên dưới để biện luận:
- Nhận thức ảnh hưởng lên hành vi, theo lý thuyết TPB của Fishbein (1977)
- Văn hoá ảnh hưởng lên nhận thức và hành vi: Meng (2005), Soares (2004)
- Định hướng văn hoá cá nhân ảnh hưởng lên nhận thức và hành vi của Nguyễn Đình Trọng (2017)
Không có nhận xét nào