Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

“CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ” (trích)

“CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ” (trích) “Báo chí Việt Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được... Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuấ...

“CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ” (trích)

“Báo chí Việt Nam nó kỳ dị quá đến nỗi khó mà tin được... Mãi đến bây giờ, chưa có người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi “báo” là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước châu Âu hay châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng.” 

Đọc đến đây hẳn nhiều kẻ nhăn mặt nói người viết bài “tự nhục”, “phản động”. Rất ít người biết rằng tác giả của phần dẫn luận trên chính là Nguyễn Ái Quốc (là bút hiệu được chủ tịch Việt Nam, Hồ Chí Minh sử dụng từ những năm 1920).

Trích đoạn nằm trong phần đầu của bài viết có tựa đề “Chế độ Báo chí”. Được in trong cuốn “Đây - ‘Công lý’ của thực dân Pháp ở Đông Dương” do NXB Sự thật xuất bản năm 1962. Cùng trong nội dung sách có bài “Những yêu sách của Nhân dân Việt Nam” trong đó Nguyễn Ái Quốc đã đề đạt với chính phủ Pháp ba vấn đề sau: 

1. Ân xá toàn thể tù chính trị Việt Nam.

2.Tự do báo chí và tự do tư tưởng.

3.Tự do lập hội và tự do hội họp.

Có thể thấy rằng nhà cầm quyền độc tài có thể đầu tư rất nhiều tiền bạc để nuôi lực lượng an ninh hùng hậu được rèn luyện để đối đầu với kẻ thù chính trị. Lực lượng an ninh ấy có thể không có nhận thức chính trị và mặc nhiên coi người Dân chủ là kẻ thù của Nhà nước. Hệ thống ấy có vẻ rất kín kẽ, thế nhưng có một thứ mà Nhà độc tài không bao giờ ngăn cản được, đó là sự ra đời tất yếu của nền Báo chí Tự do. 

Thực tế lịch sử đã phần nào chỉ ra điều đó. Ở thời điểm viết bài, nhà báo Nguyễn Ái Quốc đã hơn 30 tuổi, sống ở nước ngoài và đã biết đến thế nào là báo chí phương Tây. Để đáp lại, chính quyền Thực dân đã gọi Nguyễn là kẻ “phản động”. 

#XND #Pressfreedom

Lê Quang



Không có nhận xét nào