CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC Sau khi nghiên cứu và làm rõ chính sách quân sự của Mỹ tại Indo-Pacific, cùng với scandal Lý Hiển Long đã ...
CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC
Sau khi nghiên cứu và làm rõ chính sách quân sự của Mỹ tại Indo-Pacific, cùng với scandal Lý Hiển Long đã cho thấy thêm nhiều điều, ta đánh giá chính sách quân sự của Trung Quốc để thấy rõ bức tranh hơn.
Trong bài phân tích trước, chúng ta đặt ra khả năng về việc các nước vùng Mallacca tìm cách đẩy va chạm quân sự ở Biển Đông lên khu vực biển của các nước vùng Kra thì nay đã sáng tỏ hơn khi đối chiếu nó với chính sách bành trướng quân sự của Trung Quốc.
Kể từ 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo cho quân đội nói chung và hải quân nói riêng của nước này tập trung vào việc ứng phó với Philippin, Việt Nam, Brunei và Nhật Bản.
Trung Quốc cần kềm chế Nhật Bản về cạnh tranh chiến lược và quyền bá chủ Đông Á và Đông Nam Á, cần đảo của Phillipin, cần Việt Nam là chư hầu để giữ an toàn ở phía Nam và thuận lợi bành trướng quân sự ra Biển Đông. Sau cùng là cần các mỏ dầu do Brunei đang khai thác.
Như vậy Tập có lý do để tập trung đối đầu quân sự vào 4 nước trên. Việt Nam, Philippin, Brunei là mục tiêu ngắn hạn. Nhật Bản là mục tiêu trung hạn. Sau cùng tiến tới đẩy lùi Mỹ ra khỏi Biển Đông là mục tiêu dài hạn.
Điều này lý giải vì sao thủ tướng Abe của Nhật Bản vừa rồi tiếp Trump trân trọng và nồng nhiệt đồng thời thông báo cho Trump biết tổng thống Mỹ là “thượng khách duy nhất của Nhật Bản”. Sau đó là công bố sẽ hoãn gặp Tập Cận Bình sắp đến. Nhật Bản muốn dứt khoát lập trường vì không có lựa chọn khác trong đối đầu Trung-Mỹ.
Cùng là đồng minh của Mỹ nhưng Hàn Quốc lại không nằm trong sách lược chú trọng đối đầu của Trung Quốc. Điều này lý giải vì sau Hàn Quốc tham gia có giới hạn trong chiến lược Indo-Pacific của Mỹ và duy trì nhiệt tình với Kim Jong Un. Hàn Quốc muốn yên ổn để vừa giữ chân Triều Tiên vừa tránh căng thẳng không cần thiết với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Việc Kim Jong Un vừa tỏ ra vẫn có nhu cầu đàm phán với Mỹ nhưng từ chối vai trò trung gian của Nhật Bản (khi từ chối tiếp thủ tướng Abe mới đây) cho thấy Kim Jong Un cũng chỉ muốn yên thân trong cuộc cờ Mỹ-Trung.
Chính sách quân sự Biển Đông ngắn hạn của Trung Quốc không nhắc đến các nước vùng Mallacca. Cộng với động thái xuống nước và gắn vào BRI của TRung Quốc từ Indonesia, Malaysia, Singapore... gần đây cho thấy đánh giá của chúng ta về chủ trương tránh né chiến tranh (không cần thiết) của nhóm nước vùng Mallacca là có.
Philippin cũng muốn yên thân nhưng Thị Tứ, Vành Khăn... ở khu vực Trường Sa mà Philippin đang quản lý thì Trung Quốc bắt buộc phải có để có chỗ đặt thêm hỏa lực quân sự để chờ Mỹ đến. Thế nên về sau Philippin cũng phải quay đầu lại về phía Mỹ, không còn lựa chọn nào khác. Điều này lý giải luôn động thái lừng chừng của nước này mấy năm nay chứ vấn đề không chỉ nằm ở sự thiếu nhất quán cá nhân của Duterte.
Như vậy có thể thấy nhóm nước AOE sẽ có các nước sau “đứng ngoài” va chạm quân sự ở Biển Đông sắp đến (nếu có), đó là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia và nước chủ xướng là Singapore.
Đã hiểu sâu hơn vì sao Lý Hiển Long cầm cờ phất lên trước tiên. Cũng phải có nguyên thủ nước nào đó phất cờ trước. Thế thì chọn một ông sắp về hưu như LHL là hoàn toàn phù hợp nhất cho tất cả 7 nước trên.
Còn lại là Việt Nam, Philippin và Brunei sẽ nằm trong sự lựa chọn của cả Trung Quốc lẫn NATO thế giới và NATO Châu Á. Nhưng Brunei có vai trò với Anh như một đàn em lâu năm và gắn bó cùng với việc Trung Quốc cần thêm đảo để triển khai ngay và gấp về quân sự (chứ chưa cần gấp dầu mỏ lúc này) nên Brunei sẽ chưa căng thẳng lắm.
Như vậy còn lại hai nước khẩn cấp hơn là Việt Nam và Phillipin.
Điều này lý giải luôn vì sao Nhật Bản lâu nay nhiệt tình với Việt Nam. Một khi Trung Quốc đụng đầu Mỹ về quân sự Biển Đông thì sẽ rất lâu sau mới lại đủ sức đe dọa và bành trướng về phía Nhật Bản. Hơn cả Mỹ và Ấn Độ, Nhật Bản là nước đang mong Việt Nam mạnh lên lúc này để mặt trận Biển Đông càng dằng dai lâu càng có lợi cho Nhật về sau.
Điều này cũng lý giải vì sao mặc dù vẫn chỉ trích Việt Nam về dân chủ-nhân quyền nhưng Mỹ ủng hộ Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho Châu Á-Thái Bình Dương ra tranh ghế Ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Cũng lý giải luôn việc vì sao dạo này Trump nhiệt tình khen ngợi Việt Nam.
Và vì Trung Quốc cần gấp chỗ để triển khai thêm hỏa lực nên ta thấy các bài viết về việc “làm lại 3 đặc khu” xuất hiện ồ ạt sau phát biểu của LHL.
Như đã nói trong phân tích trước, ta thấy chiến thuật ngắn hạn của Mỹ là chấm dứt việc quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc. Mỹ đang làm điều đó bằng luật pháp (Dự luật trừng phạt Biển Đông đang trình). Câu hỏi đặt ra là nếu dự luật này dù có thông qua nhưng không hiệu quả thì Mỹ sẽ làm gì tiếp theo để giữ sức mạnh và uy tín cho chiến lược Indo-Pacific ?
Như vậy câu trả lời về chính sách quân sự của Mỹ và Trung Quốc ở Indo-Pacific là có. Đã bàn về Mỹ và Trung thì phải bàn về Nga. Nga thì không có nhiều lợi ích ở Biển Đông.
Mới đây nhất là ngoại trưởng Pompeo của Mỹ thăm Thụy Sĩ và “nhờ Thụy Sĩ đứng ra làm trung gian cho vấn đề Iran”. Tại Thụy Sĩ thì Pompeo nói rằng “Mỹ sẵn sàng bỏ qua điều kiện tiên quyết” trong đàm phán về vấn đề Iran.
Như vậy cho thấy Mỹ nhường Iran cho Nga để đổi lấy việc Nga “trung lập và để Trung Quốc một mình” trong va chạm Biển Đông sắp đến. Nga từ bỏ dính dáng quân sự vào một khu vực mà Nga ít có lợi ích để tập trung giữ Iran, là nơi quan trọng với Nga lúc này hơn.
Trong bối cảnh lớn là Việt Nam và Phillipin nằm trong “giao điểm quân sự” của bàn cờ Trung-Mỹ thì Phiến quân Cộng sản Philippin lại nổi lên tấn công cả du khách Việt Nam.
H.M
Không có nhận xét nào