Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO: MADE IN CHINA

[ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO: MADE IN CHINA ] Tuần vừa rồi, fan của chương trình Shark Tank Vietnam đã nhận được cú sốc khi shark Phạm Văn...

[HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO: MADE IN CHINA] Tuần vừa rồi, fan của chương trình Shark Tank Vietnam đã nhận được cú sốc khi shark Phạm Văn Tam đã phải rời vị trí, vì thông tin hàng hoá của công ty Asanzo do ông điều hành thực chất là hàng Made In China thay vì Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao như ông tự hào quảng bá. Trong mùa một thì Shark Khải Silk đã bị phanh phui vì nhập hàng Trung Quốc về rồi tự hào khoe rằng đây là hàng Việt Nam kèm câu kinh điển “Tôi kinh doanh với tấm lòng trung thực.”

Sự kiện này khiến tôi suy ngẫm. Vậy từ đó giờ không lẽ chúng ta đã bị họ lừa dối? Trước tiên, sau đây là những điều bạn cần biết về cái gọi là nhãn hiệu của hội Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC):

1. HVNCLC là một tổ chức không thuộc chính phủ hay bất cứ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền.
2. HVNCLC là một hiệp hội được thiết lập với thành viên, chủ trương, mục đích và tiêu chuẩn riêng.
3. Để đáp ứng tiêu chuẩn đạt ‘Hàng Việt Nam’ thì sản phẩm phải có linh kiện hoặc sản xuất 30% (hoặc 50%) giá trị trong nước. Đoạn này gây khó hiểu và mập mờ.
4. Những sản phẩm hay công ty nhận được nhãn hiệu do hiệp hội này tặng không có ý nghĩa chính thức mà chỉ là tượng trưng.

Asanzo là một trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhập linh kiện và sản xuất ở Trung Quốc. Đây có thể được cho là quy luật trong ngành sản xuất hiện đại vì chỉ Trung Quốc mới có đủ quy mô để sản xuất hàng hoá với giá cả hợp lý. Rất khó để làm ngược hoặc cạnh tranh lại.

Như vậy thì để làm ra một sản phẩm phổ thông Made In Vietnam thật ra không quá khó, bất cứ ai có tiền cũng có thể thực hiện được bằng những bước sau:

1. Nghĩ ra một sản phẩm nào đó. Ví dụ cái TV đi.
2. Phân chia linh kiện để đạt được mức 30% nội địa tối thiểu.
3. Mua và sản xuất 70% linh kiện bên Trung Quốc.
4. Nhập linh kiện về Việt Nam.
5. Ráp 70% linh kiện ngoại với 30% linh kiện nội.
6. Gắn dòng chữ Made In Vietnam lên rồi bán ra thị trường.

Nói tới đây thì sẽ vô số người hỏi ngược lại rằng: “Vậy Samsung cũng sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam, Nike, Apple hay Sony cũng vậy. Có khác gì đâu?” Cũng đúng nhưng chưa đúng. Tất cả công ty đó sản xuất ở Trung Quốc nhưng họ luôn có tài sản và giá trị trí tuệ riêng, Trung Quốc chỉ là nơi họ biến chất xám thành sản phẩm. Chứ họ không mua nguyên sản phẩm rồi gắn thương hiệu riêng lên rồi nói là tự làm.

Asanzo chỉ là một trong hàng tá doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đang làm như trên. Nhưng chưa xong, cái tiêu chuẩn 30% (hay 50% theo luật) rất mập mờ. Đó là số lượng linh kiện, chi phí linh kiện, thời gian sản xuất, cộng đoạn lắp ráp hay giá trị sản phẩm? Nếu bạn tìm hiểu thì cũng sẽ rối như tôi. Nói vậy thì một người có thể nhập món hàng 100 đồng bên Trung Quốc về Việt Nam rồi gắn thêm chi phí 30-50 đồng thì sẽ được công nhận là hàng Việt Nam? Vậy khác nào lừa dối người tiêu dùng và người dân? 

Những B-Phone, điện thoại V-smart, TV Asanzo và hàng loạt những sản phẩm được cho là Made In Vietnam thực chất là gì? Người Việt đã chế tạo ra những gì? Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao bấy lâu nay là gì? Made In China.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào