Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 3, bản dịch nguyên văn) BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC-XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC

INDO-PACIFIC (phần 3, bản dịch nguyên văn) BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC-XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC  2.1. Trung Quốc là một cường quốc theo chủ nghĩa xét ...

INDO-PACIFIC (phần 3, bản dịch nguyên văn)

BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC-XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC 

2.1. Trung Quốc là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại

​Sự trỗi dậy về quân sự, chính trị và kinh tế của Trung Quốc là một trong những yếu tố nền tảng của thế kỷ 21. Ngày nay, khu vực Indo-Pacific đang phải đối đầu với một Trung Quốc ngày càng tự tin và chủ động, sẵn sàng chấp nhận xung đột để theo đuổi việc mở rộng lợi ích an ninh, kinh tế và chính trị.

​Có lẽ không quốc gia nào được lợi hơn Trung Quốc từ hệ thống quốc tế và khu vực tự do và cởi mở, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi nghèo khó và vươn lên thịnh vượng. 

Nhưng trong lúc người Trung Quốc mong muốn có được thị trường tự do, công lý và tuân thủ luật pháp, thì nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới sự dẫn dắt của Đảng cộng sản Trung Quốc lại phá hủy hệ thống quốc tế bằng cách vừa khai thác lợi ích, lại vừa làm xói mòn các giá trị và nguyên tắc trật tự được thiết lập dựa trên luật pháp. 

Với hơn một nửa dân số theo đạo Hồi trên thế giới đang sống ở Indo-Pacific, khu vực này đang quan ngại sâu sắc khi chứng kiến cách đối xử tồi tệ của Trung Quốc đối với người Uighurs, người Kazakhs và những người Đạo Hồi khác ở Tân Cương. 

Sự vi phạm các giá trị quốc tế của Trung Quốc còn lan ra cả quốc tế. Những công dân Trung Quốc đang hợp tác với Bộ an ninh Trung Quốc gần đây đã bị tố cáo thực hiện các chiến lược đánh cắp thông tin mạng toàn cầu, nhắm vào các thông tin công nghệ, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ tại các nhà cung cấp dịch vụ. 

Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa biển Đông bằng cách đặt các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa trên các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa, triển khai các lực lượng bán quân sự tại vùng biển đang tranh chấp cùng với các nước khác có tuyên bố chủ quyền. Trên không, quân đội Trung Quốc tăng cường tuần tra gần Đài Loan, sử dụng máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay do thám để cảnh báo Đài Loan. 

Thêm vào đó, Trung Quốc còn áp dụng các công cụ chiếm đoạt phi quân sự, bao gồm các công cụ kinh tế, trong suốt những giai đoạn căng thẳng chính trị với các quốc gia mà Trung Quốc tố cáo gây hại cho lợi ích của Trung Quốc.

A) Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và các hành động chiếm đoạt

​Với sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự, Trung Quốc muốn kiểm soát khu vực Indo-Pacific trong ngắn hạn, và cuối cùng là trở thành siêu thế lực toàn cầu trong dài hạn. 

Trung Quốc đang đầu tư vào những chương trình quân sự và vũ khí rộng lớn, bao gồm cải thiện năng lực phán đoán sức mạnh, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và tăng cường thực hiện các hoạt động hỗn hợp trên không gian và không gian mạng, trên không và tác chiến điện tử. 

Trung Quốc cũng đang phát triển năng lực của hệ thống vũ khí từ chối khu vực (A2/AD) có thể được dùng để ngăn chặn các nước khác hoạt động trong những khu vực gần với những vùng giáp lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm vùng trời và vùng biển vốn được mở rộng cho tất cả các nước cùng hoạt động.
Trong năm 2018, với việc lắp đặt tên lửa chống tàu chiến và tên lửa đất đối không tầm xa trên những đảo tranh chấp ở Trường Sa, Trung Quốc đã vi phạm cam kết mà Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra: “Trung Quốc không có ý định quân sự hóa đảo Trường Sa”. 

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong nỗ lực kiểm soát thực địa các khu vực tranh chấp không chỉ giới hạn ở biển Đông. Tại biển Đông Trung Hoa, Trung Quốc cũng tuần tra gần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý bằng các lực lượng tàu chiến và máy bay chiến đấu. Những hành động này gây nguy hiểm cho hoạt động tự do hàng hải, đe dọa chủ quyền các quốc gia khác và gây bất ổn trong khu vực. Những hành động như thế không nhất quán với các nguyên tắc tự do và cởi mở của khu vực Indo-Pacific.

​Cùng lúc đó, Trung Quốc thực hiện các chiến dịch chiếm đoạt ở quy mô nhỏ để kiểm soát các khu vực đang tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là các vùng biển. Trung Quốc đang sử dụng những bước tiến liên tục và chậm rãi trong những tình huống không rõ ràng giữa quan hệ hòa bình và thù địch công khai để đạt mục đích, trong lúc đó vẫn duy trì dưới mức độ xung đột vũ trang. 

Những hoạt động đó bao gồm sự kết hợp của nhiều công cụ: đấu tranh chính trị, tung tin giả, sử dụng mạng lưới A2/AD, phá hoại hệ thống chính trị đối phương và sức ảnh hưởng kinh tế.

​Suốt thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục nhấn mạnh khả năng đối với tương lai của Đài Loan. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ sử dụng quân sự với Đài Loan, và tiếp tục phát triển và triển khai năng lực quân sự hiện đại để sử dụng cho chiến dịch quân sự khi cần thiết. Việc hiện đại hóa đã giúp quân đội Trung Quốc cải thiện khả năng hoạt động xa hơn ở những khu vực bên ngoài biên giới Trung Quốc. 

Ví dụ, quân đội Trung Quốc đang cấu trúc lại để cải thiện năng lực thực hiện các các hoạt động phối hợp phức tạp, khả năng kiểm soát và chỉ huy, huấn luyện, nhân lực và hệ thống logistics. Những hệ thống vũ khí chính đang triển khai và phát triển gồm: hệ thống tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, máy báy ném bom và máy bay chiến đấu hiện tại, tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến hiện đại, tàu chiến đổ bộ, hệ thống tên lửa đất đối không, hệ thống tác chiến điện tử, tên lửa đánh chặn chống vệ tinh và những hệ thống tự hành.

B ) Trung Quốc sử dụng các công cụ kinh tế để tiến tới các lợi ích chiến lược
 
Đô đốc Philip S. Davidson, tư lệnh lực lượng Indo-Pacific của Mỹ đã phát biểu tại Uỷ ban quân vụ Thượng Viện vào ngày 12/02/2019: “Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh của các công cụ kinh tế theo cách thức phá hủy sự tự trị của các quốc gia trong khu vực…. những dòng vốn dễ dàng trong ngắn hạn luôn đi kèm với các vấn đề: nợ không bền vững, suy giảm tính minh bạch, hạn chế kinh tế thị trường và nguy cơ mất kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên.”

Trung Quốc đang sử dụng những ưu đãi và sự trừng phạt kinh tế, những hoạt động gây ảnh hưởng và đe dọa quân sự gián tiếp để thuyết phục các nước khác tuân theo kế hoạch của Trung Quốc. Dù thương mại sẽ tạo ra lợi ích cho cả Trung Quốc và các nước đối tác, việc Trung Quốc dùng tình báo và đánh cắp để tạo lợi thế kinh tế, cũng như là thay đổi công nghệ quân sự được mua lại, vẫn là mối nguy lớn về an ninh quốc gia và kinh tế đối với tất cả các nước đối tác của Trung Quốc.

​Trong khi dòng vốn đầu tư thường mang đến lợi ích cho quốc gia được đầu tư, bao gồm cả Mỹ, một số khoản đầu tư của Trung Quốc đã tạo ra những hệ quả kinh tế và chi phí tiêu cực với chủ quyền của nước sở tại. Dòng vốn đầu tư và dự án tài chính của Trung Quốc thường vi phạm cơ chế thị trường bình thường, dẫn đến tiêu chuẩn thấp và giảm đi cơ hội cho các công ty và công nhân bản địa, và có thể tích lũy những khoản nợ đáng kể. Những thỏa thuận một chiều và mờ ám không đồng nhất với các nguyên tắc tự do và cởi mở của khu vực Indo-Pacific và đang gây ra quan ngại. 

Ví dụ, năm 2018, Bangladesh bị buộc phải cấm một trong các công ty quốc doanh lớn của Trung Quốc vì cố ý hối lộ, và cũng trong năm này Bộ trưởng tài chính Maldivies nói rẳng Trung Quốc đang xây dựng những dự án cơ sở hạ tầng ở nước này  với chi phí cao hơn nhiều so với thỏa thuận trước đó. Hơn nữa, một công ty quốc doanh Trung Quốc đã mua lại quyền kiểm soát hoạt động của cảng Hambantota trong 99 năm, lợi dụng sự thiếu hụt tiền mặt của Sri Lanka khi chính phủ nước này đang đối diện với các khoản nợ nước ngoài đến hạn thanh toán.

​Mỹ không phản đối hoạt động đầu tư của Trung Quốc, miễn sao Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và luật lệ, sử dụng những hoạt động tài chính có trách nhiệm,  hoạt động minh bạch và bền vững kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ nghiêm túc quan tâm khả năng Trung Quốc chuyển đổi các gánh nặng nợ không bền vững của nước đi vay hoặc các tiểu quốc thành điểm đến chiến lược quân sự, bao gồm sở hữu những tài sản chủ quyền như là tài sản thế chấp. Hành vi chiếm đoạt của Trung Quốc đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Trung Đông và châu Phi đến Nam Mỹ La tinh và châu Âu.

​Sự thiếu minh bạch đồng thời cũng che mờ những hoạt động của Trung Quốc tại các vùng địa cực. Trong năm 2018, Trung Quốc thông báo sự kết hợp khu vực này trong kế hoạch Một vành đai Một con đường như là “Con đường tơ lụa vùng địa cực (Polar Silk Road)” và nhấn mạnh tự tuyên bố là quốc gia gần Bắc Cực. Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động tại Nam Cực, đặc biệt là đang hoàn thành trạm nghiên cứu thứ năm sẽ giúp đa dạng hóa sự có mặt của Trung Quốc trên khắp thế giới.

C) THE BUILD ACT

​Vào ngày 05/10/2018, tổng thống Trump đã ký ban hành Luật BUILD (Better Utilization of Investments Leading to Development). Luật này đã hình thành một công ty mới: U.S IDFC (International Development Finance Corporation). Luật này đã tổng hợp, hiện đại hóa và cải cách năng lực tài chính dành cho phát triển của chính phủ Mỹ. Sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ có thể tạo ra chất xúc tác cho lượng lớn dòng vốn tư nhân chảy vào các thị trường mới nổi. Mô hình huy động dòng vốn tư nhân này là cần thiết khi mà nhu cầu của các quốc gia đang phát triển quá lớn đến mức các nguồn lực chính thức của chính phủ đang thể đáp ứng. Luật BUILD ưu tiên các quốc gia thu nhập trung bình thấp và thấp và các dịch vụ của công ty IDFC sẽ tác động lớn nhất tại các quốc gia này. Năng lực tài chính của IDFC đã tăng gấp đôi từ 29 tỷ đô thành 60 tỷ đô. Thẩm quyền mới và sự linh động của luật BUILD sẽ giúp Mỹ nhanh nhạy hơn trong việc cung cấp các giải pháp đầu tư thay thế minh bạch và khả thi về tài chính.
 
D) Giảm thiểu rủi ro: thu hút Trung Quốc

​Một trong những mục tiêu có ảnh hưởng lớn nhất của chiến lược quốc phòng là thiết lập mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung lâu dài trên nền tảng minh bạch và không xâm lấn nhau. Theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng và thực chất giữa hai quốc gia là một phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Indo-Pacific.

​Khi phạm vi hiện đại hóa quân sự và tầm hoạt động của quân đội Trung Quốc được mở rộng thì nhu cầu cần thiết là phải có đối thoại chiến lược và các hành vi chuyên nghiệp và an toàn, thống nhất với luật quốc tế. Khi Trung Quốc và quân đội Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực và quy ước quốc tế thì sẽ làm giảm rủi ro phán đoán sai và hiểu nhầm. Hiểu rõ điều này, những hoạt động quân sự song phương với Trung Quốc, bao gồm các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, đối thoại chính sách và trao đổi thực tế là trọng tâm trong việc xây dựng những điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn và giám sát những tình huống bất ổn.

​Thông qua hoạt động quân sự, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục khuyến khích Trung Quốc tham gia vào các hoạt động duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, ủng hộ trật tự thế giới được thiết lập theo các quy tắc. Trật tự này đang tạo ra lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc, nên Mỹ sẽ không chấp nhận bất cứ chính sách hay hành động nào đe dọa phá vỡ trật tự này. Mỹ chuẩn bị ủng hộ Trung Quốc đối với việc Trung Quốc tăng cường hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả các nước trong khu vực Indo-Pacific, và Mỹ vẫn mở rộng cửa hợp tác ở những nơi Mỹ-Trung có cùng lợi ích.

(Còn tiếp)

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet




Không có nhận xét nào