Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 4, bản dịch nguyên văn) NGA VÀ TRIỀU TIÊN

INDO-PACIFIC (phần 4, bản dịch nguyên văn) NGA VÀ TRIỀU TIÊN  2.2. Nga là diễn viên nguy hại đã hồi sinh ​“Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn dẫn ...

INDO-PACIFIC (phần 4, bản dịch nguyên văn)

NGA VÀ TRIỀU TIÊN 

2.2. Nga là diễn viên nguy hại đã hồi sinh

​“Trong nhiều thập kỷ, Mỹ luôn dẫn đầu thế giới trong các nghiên cứu siêu thanh và chủ định không vũ khí hóa các hệ thống này. Nhưng Trung Quốc và Nga lại chọn hướng đi hoàn toàn khác. Mỹ không tìm kiếm kẻ thù nhưng cũng sẽ không bỏ qua sự thù địch. Chúng tôi phủ nhận những giới hạn địa lý. Những lớp cảm biến trong không gian sẽ giúp chúng tôi biết được nhiều điều trên phạm vi toàn cầu, một cách chính xác và liên tục.”

Quyền Bộ trưởng Bộ quốc phòng Shanahan, nhấn mạnh tại Báo cáo đánh giá phòng thủ tên lửa 2019 ngày 17/01/2019.

​Lợi ích và tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực tiếp tục gia tăng thông qua các chương trình viện trợ và hiện đại hóa quân đội, bằng cả lực lượng quân sự thông thường và chiến lược. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp do bị phương Tây cấm vận và giá dầu giảm, Nga tiếp tục hiện đại hóa quan đội và ưu tiên phát triển năng lực chiến lược bao gồm sức mạnh hạt nhân, hệ thống A2/AD, và mở rộng hoạt động huấn luyện bay đường dài để tái lập vị thế ở khu vực Indo-Pacific. 

Nga luôn thống nhất những hoạt động và sự tham gia trong khu vực với những hành động mang tầm ảnh hưởng toàn cầu nhằm đạt được những lợi ích chiến lược cho Nga, kiềm chế sự ảnh hưởng của Mỹ cũng như là trật tự thế giới được thiết lập theo các quy tắc.

​Nga nỗ lực sử dụng các phương tiện kinh tế, ngoại giao và quân sự để gây ảnh hưởng ở khu vực Indo-Pacific. Nga cố gắng giảm nhẹ tác động của lệnh cấm vận, sau hành động tấn công ở Ukraine, bằng cách thu hút ngoại giao với các nước ở châu Á và tìm kiếm các cơ hội kinh tế cho xuất khẩu năng lượng. Nga cũng tìm cách tăng cường quan hệ thương mại và quốc phòng thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí với các nước trong khu vực.
Nga đang tái lập sự hiện diện quân sự ở Indo-Pacific bằng các chuyến bay của máy bay ném bom và hoạt động do thám thường xuyên ở vùng biển Nhật Bản, vùng Alaska và bờ biển phía Tây của Mỹ. 

Nga cũng tăng cường viện trợ ngoại giao ở Đông Nam Á, cố gắng tận dụng căng thẳng Mỹ-Trung để tự giới thiệu Nga là bên thứ ba trung lập. Hải quân Nga cũng tăng cường phạm vi hoạt động, hạm đội Thái Bình Dương triển khai các tàu chiến để hỗ trợ hoạt động ở Trung Đông và châu Âu, hạm đội Baltic và biển Đen thì đang triển khai ở khu vực Indo-Pacific. Tên lửa đạo đạo và tàu ngầm tấn công của Nga vẫn đang hoạt động ở khu vực trong lúc Nga cũng đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và khả năng tấn công hạt nhân.

​Trung Quốc và Nga hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và an ninh. Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào nền kinh tế của Nga và Nga là một trong nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Trung Quốc. 

Trong lĩnh vực an ninh, Trung Quốc mua những thiết bị hiện đại của Nga như: máy báy chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400. Cả 2 nước cùng nhau tham gia các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương như cuộc tập trận chiến lược thường niên của Nga năm 2018 (VOSTOK). 

Trung – Nga thường xuyên cùng nhau phản đối các giải pháp do Mỹ đề xuất tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Rộng hơn nữa, Trung – Nga cùng quan điểm về trật tự thế giới đa cực mà trong đó Mỹ sẽ yếu đi và ít ảnh hưởng hơn. Nga có những lợi ích ở Bắc Cực do có đường bờ biển dài gắn với Bắc Cực và việc chiết xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Điều này thể hiện bằng việc Nga tuyên bố mở rộng thềm lục địa, và việc gia tăng quân sự và đầu tư để phát triển khu vực này và tuyến đường biển ở Biển Bắc, với sự tham gia của Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi ích trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên Bắc Cực đối với các quốc gia bờ biển cuối cùng cũng có thể hạn chế về chiều sâu và chiều rộng của việc hợp tác Trung – Nga.

2.3. Triều Tiên là một quốc gia khác thường

​Triều Tiên vẫn là mối nguy an ninh của Bộ quốc phòng Mỹ, hệ thống toàn cầu, các đồng minh và đối tác của Mỹ, và những đối thủ cạnh tranh, cho đến khi Mỹ đạt được tiến trình phi hạt nhân hóa cuối cùng và đầy đủ theo như cam kết của chủ tịch Kim Jong Un.​

Mặc dù con đường đi đến hòa bình đang rộng mở cho một nghị quyết ngoại giao về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nhưng các vũ khí giết người hàng loạt khác, nguy cơ tên lửa và các thách thức an ninh của Triều Tiên vẫn đang hiện hữu và cần phải tiếp tục được giám sát. 

Triều Tiên từng phát triển nhanh chóng và đồng loạt các loại vũ khí thông dụng, công nghệ hạt nhân, tên lửa đạn đạo và chất hóa học đến các nước như Iran và Syria cũng là những mối quan tâm an ninh của Mỹ. 

Hơn nữa, việc Triều Tiên tiếp tục vi phạm nhân quyền và chống lại quyền con người, bao gồm vi phạm quyền tự do diễn đại của cá nhân, vẫn là vấn đề quan tâm sâu sắc nhất của cộng đồng quốc tế. 

Mỹ tiếp tục ủng hộ Nhật Bản rằng Triều Tiên phải giải quyết hoàn toàn vấn đề người Nhật Bản bị bắt cóc tại Triều Tiên và Mỹ cũng đã nêu vấn đề này với các cấp có thẩm quyền ở Triều Tiên.

​Triều Tiên đã phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục đại các khả năng tấn công nước Mỹ bằng đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Năm 2017, Triều Tiên đã thực hiện một loạt các vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày càng phức tạp về phía Đông, bay qua Nhật Bản và nhắm đến Mỹ. Một vài vụ thử được thực hiện với quỹ đạo bay được phóng ra nhằm giả định tầm bay có thể vươn tới Mỹ.

​Triều Tiên là mối nguy thường trực với các đồng minh Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Triều Tiên có những khẩu pháo tầm xa được nhắm sẵn vào Hàn Quốc – đặc biệt là khu vực Seoul – có thể gây ra thảm sát hàng loạt với người Hàn Quốc và số lượng lớn công dân Mỹ tại Hàn Quốc. 

Triều Tiên đã cho thấy sẵn sàng sử dụng lực lượng liều chết để đạt mục đích cuối cùng. Năm 2010, Triều Tiên đã khiêu khích bằng cách đánh chìm tàu Cheonan, làm chết 46 thủy thủ. Năm 2010, Triều Tiên đã nã đạn vào đảo Yeonpyeong ở vùng biển Vàng, làm chết 2 thường dân và 2 nhân viên quân sự, làm bị thương hơn 22 người.

​Triều Tiên tiếp tục đối phó các lệnh cấm vận quốc tế và chiến dịch gây áp lực do Mỹ dẫn đầu bằng các can thiệp ngoại giao, chống lại áp lực cho chế độ cấm vận và né tránh cấm vận trực tiếp. Đầu năm 2018, Triều Tiên đã vượt qua giới hạn cấm vận về nhập khẩu xăng dầu bằng cách giao nhận bất hợp pháp trên biển. 

Bộ Tư lệnh Info-Pacific của Mỹ đang làm việc với các đồng minh và đối tác để thực thi Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc bằng cách ngăn chặn việc giao nhận bất hợp pháp trên biển, thường là ở gần hoặc trong vũng lãnh hải của Trung Quốc và ở trong vùng biển Vàng. 

Triều Tiên cũng tham gia vào các hoạt động buôn lậu xuyên biên giới và tội phạm tấn công mạng để tạo ra doanh thu, cùng lúc đó là đối phó các lệnh cấm xuất khẩu than của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

​Lần đầu tiên, Chính quyền Trump theo đuổi chính sách ngoại giao ở tầm nguyên thủ với Triều Tiên, điều này đã làm sáng lên cơ hội duy nhất cho tương lai của Triều Tiên. Cho đến khi Triều Tiên đưa ra quyết định chiến lược để phi hạt nhân hóa theo từng bước rõ ràng và dễ hiểu thì Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cấm vận quốc gia và quốc tế. 

Bộ quốc phòng Mỹ vẫn sẽ sẵn sàng ngăn chặn và nếu cần thiết sẽ đánh bại bất cứ nguy cơ nào nhắm đến Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc các đồng minh và đối tác khác.

(Còn tiếp)

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet






Không có nhận xét nào