LỰC LƯỢNG AN NINH DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI THƯỜNG NGHĨ GÌ? Ở Hong Kong, ngày hôm qua ước tính có 2.5 triệu người tham gia biểu tình (có thể coi ...
LỰC LƯỢNG AN NINH DƯỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI THƯỜNG NGHĨ GÌ?
Ở Hong Kong, ngày hôm qua ước tính có 2.5 triệu người tham gia biểu tình (có thể coi là 30% dân số). Đứng trước 1/3 dân số, người xem đều hỏi rằng, rút cục những cảnh sát viên, các sĩ quan trấn áp làm nhiệm vụ, họ có suy nghĩ hay chính kiến gì rõ ràng không? Cá nhân mình luôn thắc mắc điều này …
Thực tế lịch sử đã phần nào khẳng định rằng lực lượng an ninh trong mọi thời đại thường không có chính kiến cụ thể về các vấn đề chính trị, xã hội. Hoạt động của họ không coi trọng các vấn đề này và gần như chắc chắn rằng lực lượng an ninh rất khó có lòng tin vào bất cứ thể chế Dân chủ nào.
Có thể lấy ví dụ về lực lượng cảnh sát dưới thời Cộng hòa Weimar (nước Đức cũ). Đức Quốc Xã lên nắm quyền ở Đức vào tháng 1/1939 và thiết lập chế độ Độc tài, chấm dứt 12 năm dân chủ của Cộng hòa Weimar. Khi đó, chính lực lượng cảnh sát, những người đáng lý ra phải bảo vệ cho Cộng hòa Weimar thì lại là lực lượng đầu tiên ủng hộ chế độ Phát xít và tích hợp vào chế độ độc tài này nhanh chóng. Đã không có bất kì một cuộc thanh trừng nào diễn ra trong giới an ninh, bởi lẽ họ chỉ đơn giản là nghiêng sang phe phát xít như một lẽ tự nhiên.
Hầu hết lực lượng cảnh sát ở Đức vào năm 1933 đều không phải đảng viên Đảng quốc xã, mặc dù họ rất bảo thủ. Cảnh sát nói riêng và những người bảo thủ nói chung đã ủng hộ Quốc xã như một giải pháp để đối mặt với những khó khăn về tính chuyên nghiệp của chính họ. Lực lượng cảnh sát thường được rèn luyện lâu dài dưới ảnh hưởng của chế độ Quân chủ, khi đó họ nghiễm nhiên coi người Dân chủ là kẻ thù của Nhà nước. Một lực lượng an ninh luôn coi người Dân chủ là kẻ thù thì đó là lực lượng an ninh dưới chế độ độc tài bởi vì vốn dĩ lực lượng đó không có năng lực nhận biết các quan điểm chính trị một cách khách quan do đặc thù huấn luyện, giáo dục.
Sự mất trật tự kinh tế dưới các chế độ độc tài thường tạo ra sự mất ổn định của nền kinh tế và lực lượng an ninh thường đối mặt với cắt giảm kinh phí. Họ càng không thể tiến hành hiện đại hóa trong ngành, cản trở sự tiến bộ chuyên nghiệp và làm mất tinh thần các học viên trẻ. Tình trạng thiếu ổn định về kinh tế thì dẫn đến mầm mống của tội phạm, đi kèm với đó là suy thoái của giới an ninh cả về chất và lượng. Để bảo vệ tồn vong cho chế độ, Đức Quốc xã (và các nhà độc tài nói chung) đã phải gia tăng số lượng cảnh sát viên và đẩy họ vào những cuộc đụng độ với Người dân chủ để nuôi dưỡng lòng thù hận giữa hai bên càng cao càng tốt. Himmler đã từng nói chẳng có gì cần thiết hơn để đưa một cảnh sát viên ra phố bằng lòng thù hận. Đây là biện pháp lấy độc trị độc nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi vì Nhà độc tài khó có thể ngăn cản sự xuất hiện của nền BÁO CHÍ TỰ DO.
Sự xuất hiện của một nền Báo chí tự do (chính thống hoặc không chính thống) đã củng cố quyền giám sát của các đối tượng dân sự và đẩy lực lượng an ninh vào tình thế hiểm nghèo. Một mặt họ phải ra sức bảo vệ Nhà nước, mặt khác họ trở thành mục tiêu công kích, chỉ trích một cách công khai của công chúng – trong hoàn cảnh là chính bản thân họ thiếu hụt chuyên môn nghiệp vụ và bị kinh phí trói tay.
Tình huống đó sẽ kéo dài cho đến khi Nhà độc tài vẫn đủ kinh phí để nuôi dưỡng thù địch giữa giới an ninh và người Dân chủ. Tuy nhiên bất ổn kinh tế kéo dài là con dao hai lưỡi, ngay khi nhà độc tài không đủ kinh phí để nuôi lực lượng an ninh ‘’đông về quân số’’ nhưng ‘’thiếu về chất lượng’’ nữa thì điểm tới hạn xảy ra. Sự sụp đổ của lực lượng an ninh bảo vệ các Nhà độc tài trong quá khứ đã chứng minh hiện thực rằng nền Dân chủ là thứ duy nhất mà Nhà độc tài không thể đánh bại bởi vì hệ thống an ninh bảo vệ chế độ ấy trên thực tế là một lực lượng được rèn luyện để đối diện với kẻ thù chính trị. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ coi cả một đất nước là kẻ thù chính trị, cũng như ở trường hợp cộng hòa Weimar, thứ mà mọi cảnh sát viên ghê sợ nhất, đó là mất đi quyền lực của chính họ. Khi có dấu hiệu ấy, hiển nhiên, họ sẽ xem xét lại xem ai mới là ‘’kẻ thù’’.
Lê Quang
#XND #HongKongprotest #HongKong #Police #Protesters
Không có nhận xét nào