LÝ DO VÌ SAO POL POT GÂY NÊN THẢM SÁT BA CHÚC. Sau khi chiếm được Nông Pênh, Khmer đỏ quay sang bỏ CNCS vào thùng rác và muốn quay về khôi ...
LÝ DO VÌ SAO POL POT GÂY NÊN THẢM SÁT BA CHÚC.
Sau khi chiếm được Nông Pênh, Khmer đỏ quay sang bỏ CNCS vào thùng rác và muốn quay về khôi phục "Đế quốc Khmer ". Chúng quay sang đánh phá biên giới Thái Lan, Việt Nam và cả Lào gây ra vụ thảm sát Ba Chúc vì cho rằng người Việt đã xâm lược và cướp đất của người Khmer.
Về điểm này thì chính quyền Lon Nol và cả chính quyền Pon Pot đều đồng thuận với nhau dù cả hai đánh nhau một mất một còn từ 1970-1975.
Đế quốc Khmer hay Đế quốc Angkor là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, Miền Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam
Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp biên giới đế quốc Khmer về phía nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.
Những nhà thám hiểm phương Tây tới Campuchia thời kỳ này đã ghi chép lại rằng những người Khmer là những chiến sĩ, đặc biệt là vua của họ rất hiếu chiến, sẵn sàng chiến đấu với ngoại bang. Campuchia khi đó vẫn thực sự là một cường quốc quân sự và không chịu làm chư hầu cho nước nào. Suốt 50 năm kể từ khi Campuchia tự giải phóng khỏi Ayutthaya, giữa hai nước vẫn tiến hành các cuộc tấn công qua lại.
Ở phía Đông của Campuchia, người Việt chậm rãi nhưng vững chắc Nam tiến. Họ thôn tính dần và cuối cùng tiêu diệt Champa, quốc gia từng là kình địch của Campuchia. Campuchia chịu thêm một sức ép lớn nữa từ Đại Việt, bên cạnh Ayutthaya. Trong khi đó, nội bộ Campuchia thường xuyên mâu thuẫn và có sự tranh giành ngôi báu. Các phe phái tranh chấp thường dựa vào sự chi viện của hoặc người Thái hoặc người Việt. Nhiều lần, quân đội Đại Việt và quân đội Ayutthaya thâm nhập Campuchia để đưa người mà mình ủng hộ lên ngôi, thậm chí giữa hai quân đội đã có giao chiến ngay tại Campuchia.
Nửa đầu thế kỷ XVIII chính là thời kỳ Đại Việt (ủng hộ Ang Em) và Ayutthaya (ủng hộ Ang Tham) can thiệp sâu vào chính sự của Campuchia, tìm cách đưa người của mình làm vua Campuchia.
Năm 1771, quân Xiêm sang tập kích phủ Nam Vang bắt mất dân hơn vạn người, lại gặp lúc đang xảy ra đại dịch bệnh nên xứ này bị tổn thất rất nặng. Riêng ở Đàng Trong, quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành, khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, khiến cho sự can thiệp của chúa Nguyễn lên Chân Lạp càng suy giảm.
Năm Ất Tỵ, (1785) Đô úy Trấn của Tây Sơn đánh cướp phủ Nam Vang.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại Tây Sơn, thống nhất Đại Việt. Ngày mùng 8 tháng 11 mùa đông, Gia Long ra chiếu cho Khâm sai Tổng trấn Chưởng Chấn võ quân Nhơn Quận công đích thân đem đại binh đi kinh lược Cao Miên để gây thế bảo hộ cho nước ấy.
Theo : Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào