Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NẾU KHÔNG CÓ QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT PHỐI HỢP VỚI QUÂN CỦA KHMER ĐỎ TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN 3 THÌ POL POT KHÔNG THỂ TIẾN CÔNG VÀO NÔNG PÊNH NGÀY 17/4/1975 ĐỂ GIẾT CHẾT 1,7 TRIỆU DÂN CAMPUCHIA.

NẾU KHÔNG CÓ QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT PHỐI HỢP VỚI QUÂN CỦA KHMER ĐỎ TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN 3 THÌ POL POT KHÔNG  THỂ TIẾN CÔNG VÀO N...

NẾU KHÔNG CÓ QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT PHỐI HỢP VỚI QUÂN CỦA KHMER ĐỎ TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN 3 THÌ POL POT KHÔNG  THỂ TIẾN CÔNG VÀO NÔNG PÊNH NGÀY 17/4/1975 ĐỂ GIẾT CHẾT 1,7 TRIỆU DÂN CAMPUCHIA. 

Chiến dịch Campuchia (còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là tên chiến dịch tấn công vào miền Đông Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm truy quét các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam đang đóng ở trong lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam.

Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Memot - Snuol, Takéo - đông Kam pốt, trọng tâm là căn cứ Ba Thu (Bến Lức, Long An) và vùng Lưỡi Câu (ở Kampong Cham).

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị CSVN , dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Trung ương Cục và Quân uỷ miền, các đơn vị bộ đội CS chủ lực, hậu cần, lực lượng bảo vệ căn cứ, kho tàng phối hợp với lực lượng du kích Campuchia tiến công vào một số thị trấn, chi khu quân sự, kiểm soát thêm nhiều vùng nông thôn thuộc tỉnh Kratié (ở phía đông Campuchia), sáu huyện thuộc Takéo, Kam pốt (ở nam và tây nam Campuchia), bao vây nhiều vùng khác, đưa phong trào quần chúng vũ trang ở các tỉnh Svay Rieng, Kandal, Takéo, Kam pốt, Prey Veng... phát triển mạnh.
Ở hướng bắc, Trung đoàn 205 và 207 tiến công Kampong Thom, Kampong Chhnang dọc Biển Hồ từ phía bắc xuống Précđam, từ Xiêm Riệp xuống Kampong Thom. Hướng đông bắc, hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 chủ lực miền tiến công tỉnh lỵ Kratié (ngày 5-5), Stung Treng (ngày 18-5) và Mondulkiri. Cuối tháng 5, Trung đoàn 5 Sư đoàn 5 tiến về phía tây, tăng cường cho mặt trận Bình Long - Phước Long. Tại đây, từ tháng 4-1970, Sư đoàn 1 chủ lực miền và các đơn vị bộ binh, đặc công của Quân khu 9 đã giải phóng các khu vực Tani (Kam pốt), Túcmia, Kampong Tralach, Kep... cắt đứt đường số 4, đánh chiếm Kampong Speu, Kirirom, Kimini, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam - bắc đường 5 với trên 50 vạn dân.

Tại hai tỉnh Svay Rieng và Prey Veng, Sư đoàn 9 chủ lực miền phối hợp với Quân Pol Pot Campuchia đánh chiếm nhiều vùng nông thôn từ biên giới đến sông Mê Kông, từ nam đường số 1 đến tây đường số 22, đồng thời liên tục tập kích vào các cụm quân Mỹ trên các trục đường 1, 22, 15, bảo vệ hệ thống kho tàng, bệnh viện, các cơ quan Trung ương cục.

Trên địa bàn tỉnh Kampong Cham, Sư đoàn 7 chủ lực miền cùng các đơn vị thuộc khu vục Căn cứ 20 và lực lượng du kích cơ quan, bệnh viện đã chiến đấu quyết liệt làm thất bại cuộc hành quân lớn của 21 tiểu đoàn quân Mỹ và quân VNCH . Đây là cuộc hành quân nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Quân giải phóng miền Nam. Sau khi sử dụng một bộ phận lực lượng tập kích, phục kích ghìm chân và tiêu hao quân Mỹ, tạo điều kiện cho việc di chuyển cơ quan, kho tàng, bệnh viện về phía sau, từ ngày 11-5-1970, Quân CS bắt đầu tập trung lực lượng đánh mạnh vào các cụm hoả lực tại Krariêng, Sa Tum, Sóc Chum, bẻ gãy các đợt tiến công của Sư đoàn 25 bộ binh và Trung đoàn 7 thiết giáp của Mỹ.

Tại Thủ đô Phnôm Pênh, đặc công biệt động Quân cộng sản và du kích Campuchia đẩy mạnh các hoạt động quấy rối, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho Phnômpênh hầu như bị biệt lập với cảng Côngpông Xom từ tháng 5-1970.

(Theo tài liệu của cộng sản)

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào