NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY BÁO CHÍ "PHẢN CÁCH MẠNG" VIỆT NAM 21/6. Cách mạng là thay đổi cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn. Báo chí ...
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY BÁO CHÍ "PHẢN CÁCH MẠNG" VIỆT NAM 21/6.
Cách mạng là thay đổi cái cũ bằng cái mới tiến bộ hơn. Báo chí cộng sản đã lạm dụng hai từ "cách mạng" một cách đáng xấu hổ khi đây là một dòng báo chí cổ vũ cho độc tài, thay đổi từ cái cũ là "dân chủ, nhân quyền" sang cái mới là "phi dân chủ, phản nhân quyền" nên phải gọi tên nó , định danh một các chính xác là báo chí "phản cách mạng".
Chỉ có những kẻ bưng bô cho chế độ, ăn lương chế độ hoặc thành phần không hiểu ngữ nghĩa tiếng Việt mới gọi đây là báo chí cách mạng.
Reporters Sans Frontiers (RSF), Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp Trung Quốc ở vị trí 177 và Việt Nam 176 trong bảng World Press Freedom Index 2019, đánh giá tình trạng tự do báo chí toàn cầu.
"Ở hai nước này, tầng lớp cầm quyền trấn áp mọi thảo luận trong truyền thông do nhà nước kiểm soát, đồng thời truy bức không ngừng nghỉ những nhà báo công dân (citizen-journalists) dám nêu quan điểm bất đồng."
Chừng 30 nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp bị cầm giữ ở Việt Nam-Reporters Sans Frontiers
Nhưng Việt Nam có vẻ còn kém Trung Quốc về việc bắt giữ nhà báo chuyên và không chuyên.
"Chừng 30 nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp bị cầm giữ ở Việt Nam, còn con số gần đông gấp đôi bị giam giữ tại Trung Quốc."
RSF cho rằng các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của đảng Cộng Sản – là mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội « âm mưu lật đổ chính quyền », « tuyên truyền chống Nhà nước », hay « lợi dụng tự do dân chủ ».
Trong hai năm gần đây, nhiều nhà báo công dân đã bị trục xuất hoặc lãnh các bản án tù nặng nề vì các bài viết của họ, thậm chí có người bị 20 năm tù. Hiện nay khoảng 30 nhà báo và blogger vẫn đang bị giam cầm, và thường bị đối xử tệ hại.
RSF nhắc lại hồi cuối năm 2017 quân đội đã tiết lộ về « Lực lượng 47 » gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng, tấn công những tiếng nói ly khai trên internet. Và đến đầu năm 2019, Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực, các trang web bị buộc phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho chính quyền khi được yêu cầu.
Phóng Viên Không Biên Giới nhận định tình hình Việt Nam có sự tương đồng với Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã xuất khẩu « mô hình đàn áp », « dựa trên sự giám sát chặt chẽ thông tin nhờ công nghệ ».
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào