NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI LO LẮNG Việc một bác sỹ kháng cáo kêu oan và trong suốt tiến trình tố tụng trước đó đều có một quan điểm như vậy, nhưng ...
NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI LO LẮNG
Việc một bác sỹ kháng cáo kêu oan và trong suốt tiến trình tố tụng trước đó đều có một quan điểm như vậy, nhưng nay bỗng chốc lại quay trở lại từ chối các luật sư và nhận tội rồi xin được hưởng án treo. Điều đó khiến cho chúng ta phải cảm thấy đáng lo ngại hơn là một sự an ủi, nếu ai đó thấy rằng có thể có.
Việc kết tội hay không không phụ thuộc vào ý thức thừa nhận tội hay sự cầu xin từ phía bị cáo. Nó phụ thuộc vào các chứng cứ chứng minh và sự đúng đắn của các hoạt động.
Thứ nhất, đó là về vấn đề hành nghề của ngành y, đó là các bác sỹ, và sau đó là tới bệnh nhân. Nếu một xã hội và các sự điều hành không thể làm cho các bác sỹ chú tâm vào các hoạt động chuyên môn của mình mà đòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác thì nó tạo nên sự bất an kép: người không thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về hành động của người khác; và biến các bác sỹ thành người phải lựa chọn - chịu tội khi thực hành chuyên môn hoặc là từ chối cứu chữa khi luôn cảm thấy “không có gì an toàn”. Một bác sỹ khi bước vào phòng mổ, sẽ không có trách nhiệm phải lo lắng về việc các dụng cụ đã được vô trùng hay chưa hay các thiết bị đã được cài đặt đầy đủ và đảm bải hay không. Bác sỹ chỉ phải chịu trách nhiệm về việc mổ thế nào và các di chứng, hậu quả hay các vấn đề bất thường nào đó nảy sinh trong chính khâu mà mình thực hiện. Nếu vì việc thiếu trách nhiệm của những đồng môn ở khâu chuẩn bị, bác sỹ hoàn toàn có thể đưa ra các yêu cầu về việc kiểm tra, rà soát hay bất cứ các vấn đề gì mà bác sỹ muốn - mọi thứ đã đều có thể trở thành căn cứ để buộc tội cho bác sỹ, mặc dù đáng ra họ chỉ chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Thứ hai, đó là việc người ta phải lo lắng về một nền tư pháp: việc bắt và xét xử sẽ luôn phải có tội và người ta không thể nhờ vào sự hiểu biết hoặc sự chắc chắn của công lý, sự chứng minh của một nền tư pháp để bảo vệ mình - bỗng nhiên nhận tội, từ chối mọi luật sư và xin được hưởng án treo - thứ mà nó khiến cho toàn xã hội thấy đó là một điều bất thường và nó không còn theo một lẽ thường của một sự đảm bảo công lý nữa. Người ta, bằng cách này hay cách khác, khi buocaw vào vòng tố tụng, hãy nhận tội và xin xỏ mức án và sẽ được xử nhẹ, đừng kêu oan vì nó sẽ không đưa tới những “kết quả có lợi nào”.
Thứ ba, khi từ chối luật sư và nhận tội và đưa lên truyền thông, đó là một sự tuyên bố về việc vắng mặt của sự khách quan và nó đã sẵn có tính buộc tội. Nó cho người ta nhận ra rằng, chỉ cần người bị cáo buộc nhận tội, truyền thông sẽ là nơi thông cáo và nó chính là “công lý của nhà nước” - thứ mà sớm hay muộn nó cũng sẽ được thiết định tương tự như thế. Và sự hưởng khoan hồng chỉ còn là sự “nhận tội” và “từ chối các quyền” của mình.
Sẽ không có một bác sỹ hay ngành y nào trên thế giới có thể nhận thấy được điều đúng đắn trong sự hoạt động bình thường của nó. Các bác sỹ nào sẽ tự tin rằng, họ sẽ nằm ngoài các vấn đề kỹ thuật và “các vấn đề của người khác” nữa? Không có quy trình nào mà đưa một bác sỹ vào trạng thái phải đề phòng với máy móc, bệnh nhân và đồng nghiệp của mình. Và bọn vô nhân sẽ dựa vào đó tống cổ các bác sỹ vào tù khi chúng đã tạo ra các nguy cơ đó trong việc tham nhũng và đục khoét tài sản của bệnh viện hoặc cơ quan. Chúng sẽ mua máy móc, thiết bị thiếu an toàn và sau đó có chuyện gì xảy ra thì các bác sỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ các việc này - và nếu các trang thiết bị là đảm bảo độ tin cậy, trách nhiệm phải thuộc về “người quản lý và vận hành thiết bị”.
Việc bác sỹ nhận tội, từ chối mọi luật sư, xin hưởng án treo (như một sự ân huệ), chỉ khiến chúng ta lo lắng về ngành y và một nền tư pháp. Những điều bất thường vốn vẫn là những điều bình thường mà người ta đã quá quen thuộc - kêu oan - từ chối luật sư - truyền thông định hướng bất lợi hoặc kết tội - nhận tội và xin giảm án.
Lê Luân
Không có nhận xét nào