PHẢN BIỆN THIẾU TƯỚNG CHU THÀNH HỔ Đúng như trực giác chính trị của tôi đã cảnh báo sau khi Mỹ và khối đồng minh ký tuyên bố D-Day thì đảng ...
PHẢN BIỆN THIẾU TƯỚNG CHU THÀNH HỔ
Đúng như trực giác chính trị của tôi đã cảnh báo sau khi Mỹ và khối đồng minh ký tuyên bố D-Day thì đảng CSTQ sẽ có phản ứng đáp trả.
Trong bài viết “Thiên An Môn và lòng tin chiến lược” tôi viết ra để dự báo về việc Mỹ và khối đồng minh đã định dạng cuộc chiến chống Trung Quốc là để chống “phát xít đỏ” thì Trung Quốc dĩ nhiên thấy. Ngay sau đó đảng CSTQ đã có động thái đánh lạc hướng dư luận khi tờ Đa Chiều tung ra bài phỏng vấn thiếu tướng Chu Thành Hổ.
Thiếu tướng Chu là cháu của nguyên soái Chu Đức, một trong mười vị nguyên soái tài năng của Bát Lộ Quân Trung Quốc năm xưa.
Thứ nhất, trong bài phát biểu của mình, thiếu tướng Chu cho là cuộc chiến Trung-Mỹ là cuộc chiến để Mỹ giữ ghế bá chủ. Bằng lý luận này, ông muốn lung lạc khối đồng minh vừa ký tuyên bố D-Day (ảnh 1).
Cái mà Trung Quốc (và Nga) lo ngại sâu xa nhất là Mỹ đẩy cuộc chiến chống Trung Quốc từ “chống bành trướng” lên thành “chống phát xít đỏ”. Trung Quốc và Nga là những đại cường, họ thừa hiểu rằng nếu Mỹ dựng ngọn cờ chống bành trướng thì nhiều đại cường khác sẽ không ủng hộ.
Các đại cường và kể cả các nước nhỏ đều có xu hướng bành trướng. Bành trướng là bản chất chính trị của các quốc gia. Thuyết phục các nước đi “đánh Trung Quốc” vì cho là Trung Quốc bành trướng thì khác nào “ta tự đánh ta”. Các nước sẽ chỉ ủng hộ miệng là chính.
Ví dụ như Pháp và Đức, trước tuyên bố D-Day thì hai nước này chần chờ trong việc kết minh bằng quyết tâm sâu sắc với Mỹ. Đối với họ hay kể cả Việt Nam, Mỹ hay Trung Quốc là bá chủ thì cũng không có gì khác nhau. Nhưng sau đó hai nước này đã thay đổi thái độ. Chính thủ tướng Pháp còn phải “giúp Mỹ” bằng cách nhắc nhở Trump định vị lại quan điểm chính trị cho rõ rệt hơn.
Theo thủ tướng Pháp, Trump cần phân biệt giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc. Trump mang trong lòng chủ nghĩa yêu nước, nhưng ông không phân biệt được sự khác nhau giữa hai chủ nghĩa là lẽ đương nhiên vì ông không phải nhà lý luận chính trị. Rất nhiều người đang nghiên cứu chính trị ở Việt Nam cũng lẫn lộn giữa hai chủ nghĩa này.
Đảng CSTQ đã “sập bẫy” Mỹ khi hớ miệng về sự kiện Thiên An Môn ngay trước khi khối đồng minh họp thượng đỉnh trong lúc tưởng niệm D-Day.
Trước, trong và sau khi gặp nhau tại D-Day, các nước tư bản “nghe chính quyền Trung Quốc bây giờ chính thức xác nhận quan điểm đàn áp Thiên An Môn của chính quyền Trung Quốc ngày xưa là đúng” thì các đồng minh tư bản của Mỹ không còn do dự nữa. Họ đã đi đến quyết định cuối cùng.
Tuyên bố D-Day đưa ra là “chúng ta cùng nhau giữ gìn các giá trị” chứ không phải “chúng ta cùng nhau giữ quyền bá chủ”.
Chính điều Tập và đảng CSTQ lo sợ nhất đã đến. Điều đó lý giải vì sau thiếu tướng Chu phải xuất hiện với bài phát biểu nhằm bác bỏ quan điểm chung của tuyên bố D-Day. Để chia rẽ khối đồng minh và Mỹ. Đồng thời Tập phải xuống nước với Trump.
Tập và đảng CSTQ đang lo sợ thật sự trước quyết định và quyết tâm của khối đồng minh.
Thứ hai, thiếu tướng Chu muốn lập lờ lý luận khi cho là Mỹ là “quốc gia ký sinh”. Thiếu tướng Chu nói Mỹ in tiền ra để mua sự sung sướng tại các nước thuộc “thế giới thứ 3” vì các nước này (bao gồm Trung Quốc) sản xuất hàng rẻ cho Mỹ và tư bản dùng (Ảnh 2).
Vấn đề này là ngụy biện để đảng CSTQ kích động tâm lý “ghét nhà giàu” từ các nước nghèo. Nhân dân Mỹ cũng phải đấu tranh, cũng phải trả giá cho nhân quyền và dân chủ để nước họ giàu mạnh.
Phần lớn các thành tựu khoa học, công nghệ và tri thức của nhân loại mà hiện nay Trung Quốc và cả thế giới đang dùng là từ những sự đi tiên phong của các nước như Mỹ tìm kiếm và phổ biến ra. Ông Chu đã lờ đi cái này khi lý luận về tư bản.
Chủ nghĩa tư bản chính nó cũng tiến hoá dần theo thời gian chứ nó không cho nó là luôn đúng và bất biến. Từ chủ nghĩa tư bản hỗn mang bên trong đến chủ nghĩa thực dân bóc lột bên ngoài đến chủ nghĩa tư bản văn minh là quá trình mà Mỹ và các đồng minh đều trải qua một cách đau đớn.
Trong khi đó Trung Quốc đi từ CNXH cực đoan đi vào chủ nghĩa tư bản hỗn mang và hiện nay đang đi vào giai đoạn chủ nghĩ tư bản đỏ thực dân.
Các nước tư bản lớn rất dễ hình thành Chủ nghĩa tư bản thực dân. Nhưng nếu đó là một quốc gia có dân trí chính trị cao và tam quyền phân lập thì nó sẽ tự điều chỉnh dần và phát triển thành chủ nghĩa tư bản văn minh. Còn nếu nó quá độ qua độc tài thì rất dễ trở thành chủ nghĩa phát xít.
Chính Mỹ cũng chút nữa là sa vào chủ nghĩa tư bản thực dân nếu họ không quyết tâm giải phóng và xoá bỏ phân biệt chủng tộc về người da đen một cách dần dần và đau đớn. Nhiều nước tư bản đi trước Mỹ lại vượt qua các giai đoạn tiêu cực của chủ nghĩa tư bản rất chậm. Trung Quốc đang đi vào cái mà Anh, Pháp và nhất là Đức phải đi qua.
Bà Merkel hiểu cái này nhất nên sau khi âm thầm gặp Trump ở Mỹ, bà đồng ý phải ủng hộ Mỹ để chống “phát xít đỏ”. Nữ hoàng Anh và thủ tướng Pháp cũng thế. Họ thấy trước rằng vì chế độ chính trị của Trung Quốc không đủ điều kiện để chuyển đổi từ tư bản đỏ thực dân lên tư bản xanh văn minh mà nó sẽ rẽ ngang con đường “phát xít đỏ”.
Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Bài phát biểu của thiếu tướng Chu thì dài, nhưng tôi chỉ phản biện hai lập luận then chốt là đủ. Các nội dung khác mang tính chiến thuật lý luận để chia rẽ Mỹ và các nước đồng minh thì thiết nghĩ không cần bàn nhiều. Các bạn nào thắc mắc thì chúng ta làm rõ thêm trong phần đối thoại và tranh luận với nhau.
Tuyên bố D-Day, động thái xuống nước của Tập và bài phát biểu của thiếu tướng Chu đã chính thức xác nhận là thế giới sẽ bước vào “Thế chiến thứ 3”.
Nó đến nhanh hay chậm là việc khác, nhưng tất yếu là phải đến mà thôi. Bởi vì nhân loại luôn cần tiến lên và đó là quy luật.
H.M
https://m.viettimes.vn/ky-1-my-se-tien-hanh-chien-tranh-toan-dien-chong-trung-quoc-356791.html
Không có nhận xét nào