Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUÂN SỰ TRONG ĐỐI ĐẦU TRUNG-MỸ SAU SHANGRI LA 2019

QUÂN SỰ TRONG ĐỐI ĐẦU TRUNG-MỸ SAU SHANGRI LA 2019 Từ khi 10 năm trước người ta đã nói về cuộc đối đầu Trung-Mỹ vì địa chính trị một cách rộ...

QUÂN SỰ TRONG ĐỐI ĐẦU TRUNG-MỸ SAU SHANGRI LA 2019

Từ khi 10 năm trước người ta đã nói về cuộc đối đầu Trung-Mỹ vì địa chính trị một cách rộng rãi và hôm nay đã bắt đầu. Tất cả các cuộc đối đầu vì địa chính trị rất dễ đi đến đối đầu quân sự. 

Các cường quốc đều biết đều đó, họ gọi là cái bẫy “Thucydides” nhưng hầu như đều khó tránh khỏi. Vậy cái cần là chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự để đảm bảo hoà bình.

Nói về đối đầu Mỹ-Trung về quân sự một cách trực tiếp giữa hai nước hay qua chiến tranh ủy nhiệm thì trong bài này gọi chung là chiến tranh. Mỹ-Trung có thể gây chiến với nhau khắp nơi trên thế giới. 

Nhưng Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất một khi chiến tranh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Do đó chúng ta tập trung phân tích quân sự ở các nước trong vùng lân cận với chúng ta.

Như đã nói đối thoại Shangri La là nơi Mỹ thông báo chính thức chính sách quân sự của họ. Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy chính sách quân sự của Mỹ để “quay lại Thái Bình Dương” đã có từ thời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Peneta. 

Trong nhiều năm qua Shangri La là diễn đàn Mỹ trình bày chiến lược an ninh trong khu vực. Từ tái cân bằng quân sự của Bộ trưởng Leon Penetta,  được phát triển tiếp theo bởi các đời bộ trưởng Chuck Hagel, Ash Carter. Cho đến chiến lược Indo-Pacific của James Mattis là cả một quá trình chuẩn bị quân sự xuyên suốt và lâu dài. Do đó quan điểm đối đầu cứng rắn mà hôm nay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shanahan nói ra không phải từ cơn ngẫu hứng chính sách của Trump.

Kênh Kra của Thái Lan là trọng điểm xuyên suốt của toàn thể chiến lược địa chính trị Indo-Pacific. Từ khi đồng minh Thái Lan của Mỹ sinh ra hai đời thủ tướng  chính thức gật đầu cho Trung Quốc đào kênh và chuyển qua mua vũ khí, xe tăng, tàu ngầm... của Trung Quốc thì Mỹ hiểu rằng họ đã không còn nhiều thời gian. Mỹ biết họ phải nhanh lên.

Trump lên làm tổng thống không chỉ có sứ mệnh đánh Trung Quốc về dân sự mà còn chuẩn bị cho bao vây quân sự. Lý Thường Kiệt khi đánh Trung Quốc thì triệt kinh tế trước cũng là để chuẩn bị đối đầu quân sự mà thôi. Trump phải là người dẫn dắt Mỹ đánh kinh tế, còn đánh quân sự có thể có hay không có Trump, nhưng vẫn phải chuẩn bị đánh nhau.

Các nước nhỏ trong khu vực hiểu chiến lược quân sự này của Mỹ. Trong hơn 10 năm qua từ khi Mỹ phát biểu về “tái cân bằng quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương” thì hầu hết đều gia tăng vũ trang. Cụ thể nhất gần đây là nhân đối thoại Shangri La, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Singapore... đã mua thêm gần 200 máy bay chiến đấu F35 của Mỹ. 

Chuẩn bị về quân sự thì phải có chuẩn bị về tình báo phục vụ chiến lược quân sự. Trước khi Shanahan đến Shangri La, ông đã ghé Indonesia và cùng ký với nước này cơ chế chia sẽ tình báo Asean Our Eye (AOE). 

Nhóm AOE gồm các nước được coi là gần phương Tây về an ninh quốc phòng hơn Việt Nam lâu nay. 

Hiệp ước tình báo của nhóm Our Eyes gồm 6 nước: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Brunei. Được thành lập ngày 25/01/2018 tại Indonesia, tên nhóm được lấy theo tên Five Eyes của Mỹ và các đồng minh lớn hơn. Như vậy có thể thấy Mỹ đứng sau liên minh tình báo an ninh quốc phòng của các nước Asean.

Cuộc bao vây quân sự trong chiến lược Indo-Pacific của Mỹ trên biển thì ta đã thấy rõ. Bao gồm các nước nhỏ trong Our Eyes như đã nói. Nhật Bản, Hàn Quốc là các đồng minh cố hữu. Không quân và Hải quân thì có liên minh NATO lớn (Mỹ-Anh-Pháp-Đức...) và khối NATO Châu Á (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn). 

Như vậy trên bộ thì vai trò lớn nằm ở Ấn Độ.

Trong thời gian Mỹ bận rộn ở Shangri La chuẩn bị cho Không chiến và Hải chiến thì Ấn Độ cũng không ngồi chơi mà chuẩn bị hình thành thế bao vây Trung Quốc bằng Lục quân. Sắp đến thủ tướng tái đắc cử Modi của Ấn Độ sẽ có lễ nhận chức, ông sẽ mời lãnh đạo các nước tham dự: Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Nepal, Bhutan, Mauritius, Kyrgyztan. Năm 2014 Modi cũng nhận chức và không mời Tập Cận Bình. Lễ sắp đến cũng sẽ không mời Tập Cận Bình. 

Danh sách khách mời trong lễ nhậm chức cho thấy Ấn Độ muốn đóng vai trò lớn hơn ở Nam Á và Đông Nam Á, cạnh tranh sự ảnh hưởng của TQ ở khu vực này. Các nước được mời đều là thành viên của tổ chức Sáng kiến vùng vịnh Bengal (BIMSTEC). Vịnh Bengal là cửa ngõ quan trọng kết nối đến Indo-Pacific, do đó việc thắt chặt mối quan hệ giữa các nước trong BIMSTEC sẽ giúp nhóm này hợp tác hiệu quả hơn với các đồng minh mới là Úc, Nhật và Mỹ.

Xem bản đồ các nước trong BIMSTEC đính kèm phía dưới bài viết chúng ta sẽ thấy một khi Ấn Độ hình thành vững chắc khối này thì sẽ có một liên minh quân sự bộ binh sát cạnh Trung Quốc trên bộ.

Như vậy chiến lược Indo-Pacific mà Mỹ đưa ra sẽ bao vây Trung Quốc toàn diện từ Hải, Lục, Không Quân. Sự bao vây này còn thiếu và sẽ hoàn hảo hơn nếu có sự tham gia của Triều Tiên, Việt Nam và Nga. Điều đó lý giải cho việc vì sao Mỹ kiên trì đàm phán với Triều Tiên, bắt tay thân thiết với đảng CSVN và muốn Nga dù không là đồng minh thì cũng cần trung lập. 

Sĩ quan phi công chiến đấu đầu tiên của Việt Nam đã tốt nghiệp khoá của Mỹ đào tạo. Anh ta sẽ lái máy bay Mỹ khi cần và khi đó anh ta sẽ chiến đấu cho ai ?

Chính sách hình thành liên minh quân sự bao vây Trung Quốc của “Chó điên” James Mattis đưa ra rất hoàn hảo. Nhưng Trump phải sa thải ông. Nhiều người nói là Trump ngẫu hứng nhưng đó là họ không hiểu chiến lược bao vây quân sự lớn. Mattis là người thúc đẩy Mỹ chống cả Nga lẫn Trung Quốc về quân sự, làm giảm hiệu quả của chiến lược chung nên Trump phải sa thải ông ta.

Toàn thể những điều trên là chiến lược bao vây quân sự toàn diện của Mỹ và đồng minh trong dài hạn và đang được khẩn trương thực hiện. Còn nói về ngắn hạn thì cái Mỹ cần làm chấm dứt quân sự hoá Biển Đônh của Trung Quốc. Trung hạn là đẩy lùi căn cứ quân sự trên biển Trung Quốc về lại đảo Hải Nam, cắt đứt con đường bành trướng hải phận của Bắc Kinh. 

Nếu Việt Nam là một đồng minh trong Indo-Pacific, thì Trung Quốc không chỉ lùi đến Hải Nam mà có thể mất cả Hải Nam.

Người ta khen Trump đã bỏ ra hai tiếng đồng hồ bắt tay 1000 sĩ quan phi công chiến đấu vừa tốt nghiệp của Mỹ nhưng người ta quên là Nhật Hoàng đã từng bắt tay các phi công lái chiến đấu cơ khi Nhật Bản sắp tấn công Hawaii trong Thế Chiến 2. Một khi Mỹ-Trung nổ súng thì không quân dĩ nhiên tham chiến trước. Cái bắt tay của Trump có thể coi là một lời chào trước khi vào trận chiến.

Và để mở màn cho tất cả những kế hoạch này, Shanahan đã tuyên bố ủng hộ Đài Loan mua vũ khí Mỹ để tiến tới tuyên bố tư thế độc lập với Trung Quốc. Lãnh đạo Tây Tạng thì đang ở Mỹ và dân chủ ở Hong Kong sẽ biểu tình lại vào 10/06/2019 tới đây.

“Muốn có hoà bình thì phải chuẩn bị chiến tranh”

H.M







Không có nhận xét nào