THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ ĐÃ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO ? Rất nhiều người lầm tưởng cha đẻ của tư tưởng dân chủ là các nhà lập quốc Hoa Kỳ bằng Tuyê...
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ ĐÃ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO ?
Rất nhiều người lầm tưởng cha đẻ của tư tưởng dân chủ là các nhà lập quốc Hoa Kỳ bằng Tuyên ngôn độc lập và bản hiến pháp 1789. Thật ra tư tưởng dân chủ đã có trước đó xuất phát từ nước Anh và theo chân 50 triệu người di cư từ châu Âu sang Mỹ.
Ngày nay, nhiều người đã nhớ tới John Locke như là một triết gia chính trị (a political philosopher). Ông Locke đã thuyết giảng chủ thuyết theo đó con người có được một cách tự nhiên các quyền lợi về đời sống, tự do và tài sản. Theo ông Locke, khi người dân thiết lập ra một chính quyền, họ đã cho các kẻ cai trị thứ chính quyền đó các quyền lực để bảo vệ các quyền lợi của họ. Chính quyền phải giống như một thứ “khế ước xã hội” (a social contract) giữa các kẻ cai trị và các người bị trị. Khi một chính quyền nào không bảo vệ được các quyền lợi của người dân thì theo ông John Locke, người dân có thể lập nên một loại chính quyền mới.
Lý thuyết về “khế ước xã hội” đã được các nhà triết học của châu Aâu và châu Mỹ sốt sắng nghiên cứu và vào năm 1776, các nhà Cách Mạng Hoa Kỳ đã dùng tư tưởng của John Locke vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập rồi sau đó là Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được viết ra vào năm 1787.
Một nhà tư tưởng khác cũng dùng lý trí (reason) vào việc khảo sát chính quyền là Nam Tước De Montesquieu (1689-1755), một vị quan tòa và cũng là một nhà quý tộc người Pháp với tên thật là Charles Louis. Ông Louis được giáo dục tại Collège de Juilly rồi theo học Luật Khoa tại Đại Học Bordeaux. Khi người chú của ông qua đời, Charles Louis trở nên Nam Tước De Montesquieu và lãnh địa của Nam Tước đã cung cấp cho ông các nguồn lợi để theo đuổi Khoa Học và Chính Trị Học.
Vào năm 1721, Montesquieu cho xuất bản cuốn sách đầu tiên nhan đề là “Các Bức Thư Ba Tư” (Lettres Persannes) qua đó tác giả đã dùng kinh nghiệm của hai du khách giả tưởng người Ba Tư để chế nhạo chính quyền và các tầng lớp xã hội Pháp. Năm 1728, Montesquieu trở nên nhân viên của Hàn Lâm Viện Pháp. Ông đã đi khắp châu Aâu để mở mang kiến thức và khi trở về, ông bắt tay vào một công trình nghiên cứu về chính trị và luật pháp, so sánh các chính quyền của các quốc gia khác nhau. Sau 20 năm khảo cứu, tác phẩm “Tinh Thần Luật Pháp” (L’ Esprit des Lois) đã ra đời. Đây là tác phẩm quan trọng nhất của Montesquieu qua đó, ông đã khảo cứu các luật pháp và hiến pháp từ thời cổ xưa cho tới thời đại của ông và cũng vì cuốn này, Montesquieu được coi là nhà sáng lập ra ngành Khoa Học Chính Trị (political science), tức là phương pháp khảo cứu chính quyền theo khoa học.
Montesquieu cho rằng tự do cá nhân phải được bảo vệ theo nhiều cách khỏi sự độc đoán của hoàng gia (royal absolutism). Ông tin tưởng rằng một xã hội hữu lý (rational) phải gồm nhiều tầng lớp và các cơ quan quản trị (governing bodies) nếu kể từ cá nhân ở dưới lên tới chính quyền trung ương ở trên cao nhất. Các chính quyền địa phương, nghiệp đoàn, tòa án và các nhóm xã hội thuộc nhiều chủng loại phải che chở cho người công dân (citizen) khỏi quyền lực tuyệt đối của một vương quyền.
Niềm tin thứ hai của Montesquieu cho rằng nền tự do đòi hỏi chính quyền phải phân chia và cân bằng về quyền lực theo đó, không một phần nào của chính quyền kiểm soát nhiều hơn các phần kia và Montesquieu đã lấy một thí dụ về nguyên tắc phân quyền này ở hệ thống chính trị của nươc Anh tại đó, Vua và Quốc Hội đã cân bằng với nhau dưới sự giám sát của một nền tư pháp độc lập. Theo Montesquieu, sự cố chấp (intolerance), lạm dụng quyền hành và chế độ nô lệ đều là xấu xa và cũng theo cuốn sách “Tinh Thần Luật Pháp”, một chính quyền sẽ tránh được các điều xấu nếu biết phân chia quyền hành thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, và việc cai trị người dân phải bằng danh dự (honor), bằng cách đề cao nhân cách (human dignity) và không phải bằng cách duy trì sự sợ hãi (fear). Các tư tưởng của Montesquieu đã dẫn tới việc thảo ra “Bản Tuyên Ngôn các Quyền Lợi của Con Người” của nước Pháp (Declaration of the Rights of Man) và “Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ”.
Voltaire (1694-1778) là một nhà sử học, triết học, thi sĩ, nhà viết kịch, nhà viết bình luận, thương gia giàu có, nhà cải cách kinh tế thực dụng, nhưng nhiều người đã biết tới ông do ông bênh vực “nhân quyền” (human rights). Voltaire đã phủ nhận việc tổ chức tôn giáo và tự cho là một người đề xuất duy lý (rationality). Voltaire tên thật là Francois-Marie Arouet, sinh ngày 21-11-1694 tại thành phố Paris. Vào tuổi 16, ông Voltaire đã trở nên một nhà văn rồi do làm các bài thơ châm chọc các chức quyền hoàng gia, ông bị tống giam vào ngục Bastille trong 11 tháng. Chính lúc này ông đã dùng biệt hiệu Voltaire.
Voltaire là một người có đầu óc sắc bén, ông thường châm biếm thói điên khùng của thời đại và rồi trong một cuộc cãi vã vào năm 1726, ông phải bỏ chạy qua nước Anh trong 3 năm. Giống như Montesquieu, Voltaire rất khâm phục nước Anh và chính trong thời gian sống tại Anh Quốc mà ông có cơ hội khảo sát và về sau viết về hệ thống chính trị của nước này.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào