Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỬ BÀN VỀ CHUYỆN THỦ TƯỚNG SING NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC CAM BỐT 1979.

THỬ BÀN VỀ CHUYỆN THỦ TƯỚNG SING NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC CAM BỐT 1979. (Thùy Trang đang sửa lại chính tả và câu văn, khi sửa xong sẽ xóa dòng ...

THỬ BÀN VỀ CHUYỆN THỦ TƯỚNG SING NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC CAM BỐT 1979. (Thùy Trang đang sửa lại chính tả và câu văn, khi sửa xong sẽ xóa dòng này)

Trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Lý Hiển Long đã gửi lời chia buồn cựu Thủ tướng Thái Lan cũng là Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, Tướng Prem Tinsulanonda, người mà Thủ Tướng Lý nói đã phục vụ cùng ông ở thời điểm năm thành viên ASEAN cùng nhau chống lại cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam và thay thế Khmer Đỏ bằng một chính phủ khác. 

Bài viết của ông gây phản ứng đưa đến Bộ Ngoại Giao VN "lấy làm tiếc" về lời nói của ông Lý - đồng thời liên tục trong vài ngày qua, trên Facebook của Thủ Tướng Lý đã có nhiều comment mạ lỵ bằng tiếng Anh (Google) và tiếng Việt. 

Chia sẻ cùng các bạn ý kiến của Thùy Trang đưa lên một cách công bình, khách quan qua sự kiện lịch sử cận đại. 

Trước hết cần hiểu rõ nguyên do vì sao phía VN tấn công Khờ Me Đỏ. 

Sau khi Khờ Me Đỏ chiếm Cam Bốt và đã thảm sát 25% dân số của Cam Bốt lúc bấy giờ - với hơn 2 triệu người dân đã bị chôn sống, xử bắn hoặc tra tấn tới chết. 

Trường Trung học Tuol Sleng được cải tạo thành nhà tù S-21 và trở thành lò sát sinh khủng khiếp nhất nhì lịch sử loài người. 

Không ngừng thảm sát người dân Cam Bốt, Khờ Me Đỏ tuyên bố sẽ lấy lại vùng đất Khmer Krom - một khu vực rộng lớn của VN từ Phan Thiết trở xuống Nam - Miền Tây Sông Cửu Long ra tới tận Cà Mau. 

Bắt đầu từ năm 1976-1977, ngày nào cũng có xác người Việt bị chặt đầu thả trôi trên dòng sông Cửu Long - Số người Việt bị chặt đầu đa số là người dân sống ở khu vực biên giới - Con số người Việt bị Khờ Me Đỏ chặt đầu, mổ bụng không ai thống kê - Thùy Trang dựa trên nhiều nguồn có thể đưa ra con số khoảng hơn 1,000 người. 

 Ngày 15 tháng 4 năm 1978, Quân Khờ Me Đỏ bất ngờ đưa 5 sư đoàn chủ lực cùng với dân quân du kích bao vây tỉnh An Giang. Tổng Quân số Khờ Me Đỏ nằm ở khu vực biên giới lúc bấy giờ lên hơn 60 nghìn quân - Trong khi đó Bộ Đội Biên Phòng và Du Kích phía Biên Giới VN chưa tới 1,000 quân - Phía quân đội VN đang chuẩn bị điều quân từ miền Bắc (Quân Khu 1&2) về giữ An Giang - thời gian di chuyển cần ít nhất 15 ngày - tuy có Nga hỗ trợ không vận nhưng vẫn không đủ máy bay di chuyển quân số để đối đầu với 60,000 Khờ Me Đỏ. 

Ngày 18 tháng 4 năm 1978, tức 3 ngày sau khi bao vây An Giang, quân Khờ Me Đỏ xua quân đợt đầu là 20,000 quân, tấn công thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 

Phía phòng vệ bên biên giới Việt Nam có khoảng 500 bộ đội, đa số là thanh niên nghĩa vụ quân sự chưa kinh nghiệm chiến đấu - Một số du kích và địa phương quân, nghĩa quân VNCH (đã giải thể) tình nguyện cầm súng hỗ trợ, cùng chung tay chiến đấu chống lại bọn Khờ Me Đỏ. 

Với số đạn dược giới hạn, tuy nhiên tinh thần chiến đấu người lính VN rất cao - Đây là trận chiến lịch sử ít ai biết đến vì quân Bộ Đội và Địa Phương Quân cũ thuộc Quân Lực VNCH cùng ở chung một chiến tuyến chống giặc ngoại xâm. 

Ngày 18-19 tháng 4 năm 1978 Khờ Me Đỏ bỏ xác tại mặt trận gần cả trăm quân - Nhưng chiều ngày 20 tháng 4 thì Bộ Đội Nghĩa vụ trốn hết để trống cửa ngỏ cho quân Khờ Me tràn vào giết sạch gần cả trăm Địa Phương Quân VNCH và Dân Quân Du Kích VN. 

Từ ngày 20-30 tháng 4 năm 1978 quân Khờ Me Đỏ làm chủ tình hình - bắt người dân VN ra bắn giết, trói lại chặt đầu - Có những vụ tra tấn dã man bằng cách lột da người Việt để còn sống rồi treo lên cây cho kiến lửa bu vào cắn cho tới chết. 

 Hơn 3,000 người Việt bị thảm sát, máu người VN đã thắm đỏ cả một khu vực rộng lớn chung quanh Núi Tượng và Núi Đài. 

Trong con số nạn nhân này, gần 200 phụ nữ bị Khờ Me Đỏ hảm hiếp tập thể - sau đó lấy tre nhọn thọc từ dưới tử cung thọc xuyên lên tới bụng - Trẻ em từ sơ sinh cho tới 5-6 tuổi bị chúng nó nắm hai chân đập đầu vào các tảng đá cho văng sọ ra ngoài. 

Ngày 25 tháng 12 năm 1978, Việt Nam đưa 150.000 quân tấn công Khờ Me Đỏ. 

Thùy Trang xác định đây là một cuộc chiến TỰ VỆ - Vì nếu Khờ Me Đỏ không thảm sát người dân Việt Nam, đòi lại khu vực Khmer Krom thì khó có một cuộc "xâm lược" xảy ra như những gì ông Thủ Tướng Lý Hiển Long đề cập. 

Thùy Trang nghĩ người Việt mình phản ứng quá nhạy cảm là vào trang Facebook của Thủ Tướng Lý Hiển Long viết lời mạ lỵ hoặc spam những hình ảnh. 

Có lẽ Thủ Tướng Lý không hiểu hay không biết có cuộc thảm sát tại Ba Chúc xảy ra nên ông mới nhìn qua khía cạnh "LÝ" thay vì "TÌNH" - Về "LÝ" thì một nước đưa quân tấn công nước khác là "Xâm Lược", nhưng về "TÌNH" thì quân VN sang đánh Cam Bốt chỉ vì tự vệ và nhờ vào sự tự vệ này giúp đã giải thoát Cam Bốt khỏi chế độ khác máu Khờ Me Đỏ. 

Nếu VN không xâm lược Cam Bốt thì có lẽ dân Cam Bốt sẽ phải chết thêm vài triệu người nữa - Đúng ra, ông Thủ Tướng Lý Hiển Long nên cám ơn người VN đã cứu dân tộc Cam Bốt  khỏi diệt chủng thay vì phán vài câu "Xâm Lược" mà không hiểu rõ ngọn ngành lịch sử. 

 Trong bài viết này có đoạn Thùy Trang đề cập tới sự hy sinh của lính Địa Phương Quân VNCH mặt dù đã giải giới nhưng những chiến sĩ già này vẫn tình nguyện cầm súng chiến đấu chống ngoại xâm - Nếu chúng ta vinh danh 75 tử sĩ Hoàng Sa thì tiếc gì giấy bút mà không Vinh Danh 60 chiến sĩ Địa Phương Quân VNCH đã hy sinh tại An Giang trong cuộc chiến chống lại Khờ Me Đỏ năm 1978. 

Nguyễn Thùy Trang




Không có nhận xét nào