Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nói về Việt Nam. “Lãnh đạo VN cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó...
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nói về Việt Nam.
“Lãnh đạo VN cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ thì rồi việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, rằng họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác”
Ông ấy nói tiếp.
Tháng 11 năm 1991, ông Võ Văn Kiệt, với tư cách thủ tướng chính phủ Việt Nam sang thăm Singapore. Trước đó, ông Phạm Văn Đồng làm tôi quá thất vọng, nay ông Kiệt làm tôi hy vọng. Ông Kiệt mời tôi làm cố vấn. Tháng 4 năm 1992 lần đầu tiên tôi đến Hà Nội, làm việc với ông Kiệt. Ban đầu ông Đỗ Mười, Tổng bí thư Đcsvn định không tiếp, vẫn nghĩ tôi là tên chống cộng hèn hạ, nhưng sau khi biết các nội dung tôi trao đổi với ông Kiệt là thiện chí thì ông Mười đồng ý tiếp, bên ngoài tỏ ra thân mật, vui vẻ. Tháng 10 năm 1993 ông Đỗ Mười sang thăm Singapore, có thái độ thân thiện, và sau đó Hà Nội đã cho dịch, phát hành Tuyển tập các bài chính luận của tôi . Tôi đã tiếp tục đến Việt nam 3 lần vào năm 1993, 1995, 1997.
Về việc góp ý kiến cho vua chúa hoặc cho những người lãnh đạo đất nước, tôi thấy có 2 loại chính. Loại 1 là thuyết khách kiểu như Tô Tần, Trương Nghi... tại Trung quốc trong quá khứ. Loại này có mục đích tiến thân nên tôi phải nói kiểu rót mật vào tai họ. Loại 2 là các cố vấn, họ tập trung vào những kế sách có nhiều hiệu quả, đó là những mưu lược thể hiện tài năng và ý chí của họ.
Các ông lãnh đạo của Hà nội muốn đồng thời phát triển kinh tế thị trường, và phát triển cho nhanh, bất chấp sự bảo vệ môi trường, đồng thời muốn giữ nguyên đường lối chuyên chính vô sản với chế độ đảng trị. Họ cho rằng họ đã đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ nên việc gì khó đến đâu họ cũng sẽ làm được, và họ muốn tôi góp ý kiến để họ chứng minh đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn đúng đắn và để làm gương cho nhiều nước khác .
Tôi biết nếu góp ý đúng, họ sẽ không nghe theo nên ban đầu tôi phải tỏ rõ thiện chí bằng cách viện trợ, để đầu tư một số cơ sở sản xuất, sau đó mời một số lãnh đạo Việt Nam sang khảo sát tận nơi cách làm của chúng tôi để tham khảo. Sau ông Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt, các ông Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt sang Singapore. Tuy các ông có thăm nhiều nơi, nghe nhiều bài giới thiệu nhưng hầu như không tham khảo được gì. Điều các ông muốn học và làm cho đến nay nhân loại chưa có ai biết, chưa có ai làm được, đó là phát triển kinh tế thị trường trong chế độ vô sản chuyên chính, theo Chủ nghĩa Mác Lênin, hoặc là “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Kinh tế thị trường và thể chế chính trị vô sản chuyên chính là mâu thuẩn nhau. Nếu cứ cố gán ép hai thứ đó với nhau sẽ sinh ra một xã hội rối loạn và thối nát, kiểu chế độ tư bản thời kỳ hoang dã. Vô sản chuyên chính sẽ không phát huy được mặt tích cực của kinh tế thị trường mà càng làm tăng thêm mặt tiêu cực, làm trầm trọng thêm các nhược điểm thối tha của nó. Kết hợp kinh tế thị trường với chuyên chính vô sản sẽ đẻ ra tham nhũng trầm trọng và rộng khắp, đẻ ra tệ nạn mua bán quan tước, làm xuống cấp đạo đức và giáo dục, gia tăng tệ nạn dối trá từ trên xuống dưới.
Rốt cuộc mô hình, cách thức, giải pháp vẫn chưa thay đổi được tại Việt Nam vì thay đổi là do khả năng của con người chứ không phải do thiệ nhiên. Khả năng của họ ở tầm bào thì suy nghĩ và hành động của họ ở trạng thái đó. Muốn thay đổi cách thức và giải pháp, phải thay đổi khả năng. Khi khả năng không thể thay đổi vì nền tảng học hành, tuổi tác, họ phải tránh ra để người có khả năng phù hợp thay thế thì phát triển mạnh, nhanh, tốt mới có thể trở thành hiện thực.
Theo Trần Đình Thiên
Không có nhận xét nào