Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VẢI CÓ PHẢI LÀ THỦ PHẠM GÂY VIÊM NÃO Ơ TRẺ?

VẢI CÓ PHẢI LÀ THỦ PHẠM GÂY VIÊM NÃO Ơ TRẺ? Mấy ngày qua cư dân mạng đang sôi sục vì tin có 5 đứa trẻ ăn vải ở Cao Bằng sau đó nhập viện và ...

VẢI CÓ PHẢI LÀ THỦ PHẠM GÂY VIÊM NÃO Ơ TRẺ?

Mấy ngày qua cư dân mạng đang sôi sục vì tin có 5 đứa trẻ ăn vải ở Cao Bằng sau đó nhập viện và có một em đã không may mắn tử vong. Nguyên nhân là gì chưa biết nhưng chắc chắn một điều không phải do Viêm não Nhật Bản B, một bệnh gây ra do virus được truyền qua muỗi. Tuy nhiên, cũng cần phải đưa ra những thông tin khoa học để cộng động biết và có cái nhìn đúng đắn về quả vải. Mình sợ rằng có một phong trào “cứu vải” như “cứu lợn” lại xuất hiện thì tội nghiệp người nông dân lắm lắm...

Chuyện kể rằng...

Hàng năm kể từ năm 1995, một căn bệnh bí ẩn đã gây ra tại thị trấn Muzaffarpur ở Bihar, Ấn Độ. Khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm, một số lượng lớn trẻ em bắt đầu có dấu hiệu sốt. Họ bị co giật, trước khi đi vào hôn mê. 

Vào năm 2014, hàng trăm trẻ em đã được nhập viện biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này, địa phương gọi là "chamki ki bimari" hoặc "bệnh thạch tín". Trong số 390 người được điều trị, 122 người đã chết.

Và câu trả lời đã vén bức màn bí mật về căn bệnh bí ẩn này trong suốt mấy chục năm qua...

Các nhà điều tra đã tìm hiểu nguyên nhân gây ra cái chết bí hiểm này. Không có dấu hiệu của nhiễm độc chất, hay nhiễm trùng xuất hiện trong máu và dịch não tủy.

Điều tra tử vong ở tiểu bang Bihar, Ấn Độ, cho thấy trẻ em có lượng đường trong máu thấp dễ bị tổn thương bởi chất độc trong vải cản trở chuyển hóa thức ăn.

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng một chất độc hại trong trái của cây vải châu Á là nguyên nhân của sự bùng phát bệnh tật ở não ở trẻ em bang Bihar, Ấn Độ, nơi quả được trồng thương mại.

Methylene cyclopropyl-glycine (MCPG) được phát hiện trong trái vải bởi một nhóm các nhà virus học do T Jacob John ở trường Cao đẳng Y học Christian (CMC), Vellore, Ấn Độ, dẫn đầu. Các phát hiện được công bố trong tạp chí Current Science vào tháng 12 (http://www.currentscience.ac.in/Volumes/109/12/2195.pdf).

Hóa chất này giống như một chất độc khác tìm thấy trong ackee (không biết dịch như thế nào ;))), một loại trái cây của Tây Ấn Độ. Cả vải và ackee đều đến từ họ cây xà phòng (soapberry).

MCPG được biết là gây bệnh não do hạ đường huyết, một bệnh chuyển hóa có ảnh hưởng đến não khi lượng đường trong cơ thể thấp do ăn chay hoặc không ăn. Trước đó, viêm não virus được nghi ngờ gây tử vong. "Khi không có virus nào được phát hiện, các nhà nghiên cứu nghi ngờ độc tố từ thuốc trừ sâu hoặc từ trái cây", John nói.

Năm 2013, theo yêu cầu của Bộ y tế và phúc lợi gia đình của Ấn Độ, John đã cắm trại ở Muzaffarpur, Bihar, nơi có nhiều người chết. "Trẻ em được tìm thấy có mức đường huyết thấp - cái mà thúc đẩy các bệnh chuyển hóa", John nói.

Chỉ những trẻ em bị suy dinh dưỡng sống gần vườn cây vải mới thấy bị bệnh trong suốt tháng 5 và tháng 6, khi trái cây được thu hoạch. "Các nạn nhân có dấu hiệu tổn thương tế bào não và cơn co giật, cho thấy rằng một độc tố và không chỉ tình trạng suy dinh dưỡng đã gây ra căn bệnh này", John nói.

MCPG tạo thành các hợp chất với carnitine và coenzyme A, làm cho chúng ít hiệu lực đối với các phản ứng chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Khi một người đói bụng, đầu tiên glycogen dự trữ được giải phóng để sản xuất năng lượng. Sau đó, mỡ cơ thể được huy động và điều này đòi hỏi sự phân hủy các axit béo được hỗ trợ bởi carnitine và coenzyme. Maya Thomas, một nhà thần kinh học nhi ở CMC Vellore, nói: "Khi chyển hóa này bị suy giảm, hạ đường huyết sẽ phát triển".

Chất độc được nhìn thấy ở nồng độ cao trong hạt và cùi vải chưa chín. Thomas cho biết: "Trẻ em bị suy dinh dưỡng dễ bị tổn thương nhất vì chúng có lượng dự trữ glycogen thấp."

John cho biết, mặc dù MCPG được biết là có trong hạt vải, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy sự hiện diện của nó trong thịt của quả.

Việc điều trị ngay lập tức cho các nạn nhân bao gồm việc sử dụng glucose, John nói thêm: "Người dân đã được nói rằng chỉ cho trẻ ăn trái cây sau bữa ăn".

Một nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí Lancet tháng 1 năm 2017 (http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(17)30035-9/fulltext?rss=yes) về cái chết của nhiều trẻ em có biểu hiện bệnh não cấp tính tại Ấn Độ năm 2014 cũng đã kết luận đây là lần đầu tiên xác nhận rằng sự bùng phát dịch bệnh tái phát liên tục này liên quan đến cả độc tính của hypoglycin A và MCPG (hai chất có trong quả vải) từ việc tiêu thụ vải. Bệnh này cũng liên quan đến việc không ăn tối. Để ngăn ngừa bệnh tật và cứu mạng sống ở Muzaffarpur, chúng tôi đã khuyến nghị giảm thiểu việc tiêu thụ vải ở trẻ nhỏ, đảm bảo trẻ em trong khu vực được ăn tối trong suốt mùa bùng phát và thực hiện việc điều chỉnh glucose nhanh cho trẻ bị nghi ngờ bị bệnh. Áp dụng cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống để đánh giá cả các nguyên nhân lây nhiễm và không lây nhiễm của các vụ dịch không rõ nguyên nhân ở các nơi khác trên thế giới có thể đóng góp rất nhiều vào việc xác định các can thiệp có thể làm giảm tình trạng bệnh tật và tử vong.

Platino Nguyen

(Tổng hợp từ The Guardian, CNN, BBC)




Không có nhận xét nào