Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ MỘT SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ

VỀ MỘT SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ Việt Nam bày tỏ thái độ và quan điểm về một phát biểu của một chính trị gia của đất nước khác là điều đương nhiên p...

VỀ MỘT SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ

Việt Nam bày tỏ thái độ và quan điểm về một phát biểu của một chính trị gia của đất nước khác là điều đương nhiên phải làm và hợp lý. Khoan nói tới cái được gọi là tự tôn dân tộc, ở đây xét về khía cạnh chính trị và phát biểu: không ai có thể bắt một ai đó buộc phải thấy như ta thấy hoặc như cái ta khẳng định và họ làm cái mà họ thấy là tốt nhất cho họ trước tiên.

Câu chuyện phát biểu về “xâm lược” hay “phòng vệ chính đáng” và “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” là một vấn đề gây tranh cãi, luôn luôn, về mặt chính trị. Cũng như Liên Xô trước đây đi “chiếm đóng hàng chục nước khác” và coi đó là “sứ mệnh quốc tế”, nhưng xét trên nhiều khía cạnh thì đó là hành động có nhiều dấu hiệu xâm lược (đem cả quân đội đàn áp phong trào của Hungary và Tiệp Khắc).

Ta nói Mỹ xâm lược, nhưng lại cho rằng Liên Xô thì không, trong khi những nước khác không coi Mỹ xâm lược mà là Liên Xô đang bành trướng. Đó là một vấn đề chính trị quốc tế mà mỗi bên đều “kết luận theo nhận định của mình”. Tất cả các nước đều khẳng định rằng thảm sát Thiên An Môn là một tội ác tày trời chống lại loài người, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc lại coi đó là “một chính sách đúng đắn” mà buộc phải làm để “giữ cho 20 năm ổn định dù phải đánh đổi 200.000 người”.

Việt Nam phải phòng vệ trước sự tấn công của Khmer trên dọc biên giới phía Tây Nam và sau đó là giúp nhân dân Campuchia tránh hoạ diệt chủng, mặc dù lúc đó Polpot là lãnh tụ của Đảng cộng sản và được Trung Quốc giật dây (dựng lên, bao cấp và duy trì sự hiện diện). Việc đó không thể là một hành động xâm lược, mà đó là tự vệ và thực hiện nghĩa vụ nhân đạo quốc tế. Giống như Nga đổ quân vào Syria hay Mỹ sẽ có hành động tại Venezuela một khi chính quyền độc tài của Maduro ra lệnh trấn áp người dân biểu tình và người của phe đối lập.

Việc Lý Hiển Long, Thủ tướng đương nhiệm Singapore phát biểu về cuộc chiến này của Việt Nam, được coi như là một vấn đề chính trị và nhận thức cá nhân, mặc dù trên cương vị đứng đầu chính phủ. Ông ta đang đứng trên góc nhìn của mình để nói về quan điểm đánh giá một sự kiện chính trị đã diễn ra, như Việt Nam ta cũng có quyền để đánh giá một vấn đề chính trị hay sự kiện vậy.

Việt Nam luôn cáo buộc Trung Quốc dùng vũ lực và có các hành động bành trướng bất chấp (bất hợp pháp) tại biển đông. Và đó là một thực tế, Mỹ cũng như quốc tế cũng có các cáo buộc này. Nhưng Trung Quốc lại cho rằng họ đang thực thi quyền chủ quyền trên vùng biển “được xác lập dựa trên đường 9 đoạn” mà họ tự vẽ ra.

Nhiều người coi rằng VNDCCH đã xâm lược VNCH sau khi đã đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Geneva 1954, nhưng nhiều người lại không cho rằng như vậy mà coi đó là một cuộc giải phóng thống nhất đất nước. Hay thế giới coi chế độ độc tài của Gaddafi cũng như Saddam Hussein là chế độ chuyên chế phi nhân, nhưng một số quốc gia lại ủng hộ chế độ độc tài tàn bạo này và lên án những quốc gia lên án chế độ độc tài đó.

Ông ta phát biểu là vì nhận thức và do vị trí của ông ta. Chúng ta có quyền lên án, phê phán hay phản bác, nhưng lại không thể triệt tiêu được những quan điểm kiểu như vậy. Vì chúng ta cũng có quyền để phát biểu về một điều tương tự. Cũng như Triều Tiên là một chế độ độc tài quân phiệt và tàn bạo, nhưng một số quốc gia lại coi là bạn và thừa nhận chế độ đó.

Một khi chúng ta hùng cường và vững mạnh, không rơi vào nước nghèo, hay đi xin viện trợ, xuất khẩu lao động, ra nước ngoài không còn trộm cắp hay làm những điều xấu xí, chúng ta sẽ coi những lời phát biểu thiển cận của Lý Hiển Long là hết sức bình thường và có quyền để đáp trả bằng những biện pháp mạnh mẽ và cương quyết hơn. Nhưng khi nước còn nghèo nàn lạc hậu và yếu thế, thì chỉ có thể phản đối khơi khơi, thậm chí còn không thể bảo vệ quan điểm của mình. Trung Quốc đương nhiên không bao giờ đồng tình với Việt Nam về cuộc chiến này.

Bây giờ nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, ngoài việc cho người phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối như phản đối các hành động bành trướng của Trung Quốc ở biển đông? Nhưng cần phải gửi văn bản theo đường ngoại giao tới ông ta để bày tỏ thái độ và quan điểm về phát ngôn này, và cho ông ta thấy sự chính đáng của cuộc chiến đó như nó phải là.

Lê Luân




Không có nhận xét nào