Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỤ ÁN TĂNG MINH PHỤNG

Vụ án Tăng Minh Phụng Khởi nghiệp Lúc bấy giờ tại Ở quận 11, hỏi Bảy Phụng, ai cũng biết, một người siêng năng, khởi nghiệp từ hai bàn tay t...

Vụ án Tăng Minh Phụng

Khởi nghiệp

Lúc bấy giờ tại Ở quận 11, hỏi Bảy Phụng, ai cũng biết, một người siêng năng, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Hàng ngày ông phải chạy khắp hang cùng ngõ hẻm để ship các sản phẩm do mình tự sản xuất…Dần dần Ông tích cóp được số vốn và mở được một tổ hợp may mặc nhỏ lẻ, rồi nhanh chóng phát triển thành hệ thống chuỗi phân xưởng may mặc lớn nhất thành phố lúc đó.

Khoảng năm 1993-1996, Công ty Minh Phụng nổi lên như là một tập đoàn kinh tế năng độngkhẳng định được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Khó có thể hình dung đây là cơ sở tư nhân khi tham quan các phân xưởng mang tên Minh Phụng - chủ yếu sản xuất, gia công hàng may mặc, giày dép xuất khẩu. tài sản của ông lúc bấy giờ gồm 15 phân xưởng sản xuất, gồm 10 phân xưởng may mặc, một phân xưởng nhựa, một phân xưởng dệt gòn, một phân xưởng bao bì PP, một phân xưởng thiết kế mỹ thuật cho hàng hóa ngành may và một phân xưởng thiết kế vi tính. Quy mô sản xuất thời điểm cao nhất có trên 9.000 lao động (hồ sơ).

Con đường rủi ro ?

Ông Phụng rất thần tượng tỉ phú Lý Gia Thành, nên hầu hết các thông tin đến tỉ Phú Lý Gia Thành Ông đều tìm hiểu qua. Dù đang rất thành công với những đơn hàng may gia công nhưng Công ty Minh Phụng đã chuyển sang đầu tư bất động sản - một lĩnh vực đầy phiêu lưu, mà lúc bấy giờ chưa doanh nghiệp nào có kinh nghiệm dám đầu tư. Đây chính là lĩnh vực làm giàu của Tỉ Phú Lý Gia Thành tại Hồng Kong.

Cũng giống nhiều doanh nghiệp khác, Ông Tăng Minh Phụng mong muốn nhanh chóng chớp thời cơ, tích lũy được càng nhiều đất càng tốt, chờ cơ hội sẽ bán ra với giá cao hơn. Ngay từ đầu, Minh Phụng đã xác định đầu tư trên quy mô lớn, nhất quyết không làm ăn “cò con” bằng những xưởng sản xuất nhỏ lẻ nữa, Chính sự quyết đoán này đã thay đổi đời ông, từ một người sản xuất may mặc sang một đại gia buôn bán bất động sản đầu tiên trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Năm 1992, hoạt động kinh doanh địa ốc của Minh Phụng bị coi là hoàn toàn bất hợp pháp, vì chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định pháp lý lúc bấy giờ rất khó khan và còn nhiều bỡ ngỡ.

Sự làm ăn phát đạt của ông lúc bấy giờ khó có doanh nghiệp nào có thể so sánh được với. Đến đầu năm 1997, ngoài các nhà xưởng sản xuất về ngành may mặc, giày dép, các dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh có tới hàng ngàn bộ máy may, tổng danh mục bất động sản của Minh Phụng có tới 169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại; hệ thống nhà xưởng tập trung, kho hàng tại các khu công nghiệp có 78 đơn vị với diện tích trên 1,2 triệu m2; đất chuyên dùng trên 2,6 triệu m2. Các tài sản trên phân bố khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng… Minh Phụng khi đó thực sự là một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực địa ốc.

Dám đi trước

Lúc bấy giờ thị trường bất động sản bị chững lại. Tuy nhiên do cần thêm nhiều vốn đề tiếp tục đầu tư, nên ông đã làm các thủ tục thành lập những dự án để cầm cố các dự án sổ bất động sản của mình để tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chỉ được vay không quá 10% vốn tự có, vì thế Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỉ đồng và hàng chục triệu USD.

Cách của Ông Phụng làm là cách của hàng ngàn doanh nghiệp Bất động sản làm hiện nay, nghĩa là ông đã đi trước cơ chế Việt Nam gần 30 năm. Thế là việc gì đến sẽ đến. Chính sách siết vốn vay của Ngân hàng nhà nước, và quy định bảo lãnh tín dụng, cùng với sự điều chỉnh chính sách và luật đất đai, bất động sản…, Công ty của Ông rơi vào thế nguy hiểm không cùng khi không còn đủ sức trả lãi ngân hàng…Nói thì nói thế thôi chứ thực tế khi xử lý tài sản thế chấp của ông sau này cho thấy, các danh mục tài sản thế chấp là nhà xưởng, kho tàng tại các khu công nghiệp đều có giá khá cao, với thời gian thuê khoảng 40-50 năm, chỉ tính riêng tiền khai thác có ngân hàng đã thu được hàng trăm tỷ đồng, Nếu không có sự thay đổi cơ chế và các tài sản của Ông được định đúng giá thị trường, thì Ông hoàn toàn thừa khả năng chi trả các khoản nợ đã vay sau khi phát mãi. Nhưng, trớ trêu thay tài sản của ông được Cơ quan Thi Hành án định giá mỗi m2 đất bằng ba cây kem.!

Bản án và nước mắt

Đầu tư thì cũng có rủi ro thành bại, nhưng Việc Ông Tăng Minh Phụng mất khả năng chi trả bằng tiền mặt cho Ngân hàng là do khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 1997, nhưng việc cho vay và thế chấp tài sản tương ứng để được vay là hoàn toàn hợp pháp. Nếu có sai, thì trách nhiệm phải thuộc về phía thẩm định tài sản do Ngân hàng trước khi cho vay, tại sao lại quy trách nhiệm cho người vay chính vì vậy theo cá nhân tôi Ông Phụng chết giống như quy luật của sự phát triển quá nhanh và Ông phải hy sinh cho 1 cơ chế sai lầm của ngân hàng và quy chế quản lý kinh doanh bất động sản lúc bấy giờ.

Cho đến giờ nhiều người nói rằng Ông Phụng sai lầm con đường kinh doanh, không phải vậy, giấc mơ bất động sản của Tăng Minh Phụng luôn đúng và là con đường làm giàu chân chính nhất. Nhưng có lẽ Ông Phụng đã có những bước đi quá nhanh, nằm ngoài quy luật thị trường và thiếu sự tư vấn về Pháp lý nên mới nhận lấy kết quả thê thảm như vậy.
Giấc mơ một Lý Gia Thành Thứ hai về bất động sản của Tăng Minh Phụng tưởng chừng như trong tầm tay, nếu ông sống vào những năm sau 2000. Thì những tập đoàn như Vingroup, Novaland có lẽ khó bì với Ông. Nhưng lúc này người ta nhìn ông bằng sự nhen nhuốm của một trùm tư bản và cần sớm loại bỏ trước khi phát triển mạnh tới mức lũng đoạn thị trường.

Sau hai năm triều tra, Ngày 21/5/1999 phiên tòa xét xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước”, nhiều tình tiết có lợi cho Ông Phụng không được xem xét, những yếu tố bất lợi bị nhấn sâu tăng nặng thêm, báo chí hầu hết viết theo tài liệu lấy từ bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Bản án tử hình Ông Tăng Minh Phụng để lại cho dư luận một câu hỏi lớn về sự đâu tư bất độngs ản tại Việt Nam và hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Bản án tử hình Ông Phụng đã thi hành xong nhưng việc thi hành án xử lý phần tài sản 20 năm nay nay vẫn còn day dẳng khi hàng loạt các dự án của ông Phụng vẫn còn treo đó. Đó đây ở những vị trí đắc địa của những Thành phố du lịch, ta vẫn còn thấy những công trình xây dựng dở dang, những mảnh đất trống rộng lớn chính là những dấu ấn u buồn còn lại của vụ án EPCP Tăng Minh Phụng. Vụ án này đã lấy đi mồ hôi và nước mắt của nhiều người trong đó có cả nước mắt của Luật sư trong hành trình đi đến công lý

Trong vụ này có các 3 luật sư nổi tiếng bào chữa cho Tăng Minh Phụng là Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Bùi Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kim Loan. 
Luật sư Phan Trung Hoài  bảo vệ Liên khui Thìn cũng bị tuyên án tử. Nhưng sau được giảm xuống còn chung thân. thời gian được giảm án và đã ra tù năm 2009, và hiện nay đang tiếp tục kinh doanh trong lĩnh vực Quảng cáo.

Vòng đời luân chuyển, gần 30 năm sau, khi kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển xã hội lại tiếp tục xuất hiện nhiều thân phận bi đát trong hành trình làm kinh tế. 

Kỳ sau vì sao Bầu kiên đi tù

HTT




Không có nhận xét nào