XÂM LƯỢC. Sau phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói VN xâm lược CPC thì ở Việt Nam dấy lên một cao trào công luận lên án gay g...
XÂM LƯỢC.
Sau phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói VN xâm lược CPC thì ở Việt Nam dấy lên một cao trào công luận lên án gay gắt ông này.
.
Tôi sẽ có bài phân tich sâu đăng sau bài này.
.
Hôm nay viết nhanh bài này nhằm mấy mục đích:
1.Việc ông Lý Hiển Long gọi Việt Nam là “Xâm lược” không phải những phát ngôn chính trị, chính thống trên trường ngoại giao mà nó chỉ ở trang mạng của ông ta.Nó có tính chất riêng tư cho dù đó là một Thủ tướng.
Từ đây, mọi phản ứng của anh em ta hết sức tránh mô tả nó như một mẫu mâu thuẫn Việt Nam-Singapore. Điều này nếu mất kiểm soát, thổi bùng lên một mâu thuẫn thật giữa hai nước ít nhiều sẽ phương hại đến bang giao giữa hai nước. Điều này dễ làm cho “nước lạ” vỗ tay trong bị khi thấy ta đánh mất hòa khí, hữu hảo với một Quốc gia kề cận, nhiều ý nghĩa.
.
2.Các chuyên gia ngoại giao VN hoặc các nhà báo lớn cần chỉ ra cho anh em ta thấy rõ một hiện trạng nặng nề sau khi ta đổ quân vào Campuchia. Trước phát biểu của ông Lý hơn bốn mươi năm, thì nguyên thủ nhiều nước “XHCN anh em” ta như Công hòa Sec & Slovakia, Romania, Ba Lan, Bulgaria, Hungaria, Triều Tiên đã dùng cụm từ độc địa này và họ cắt đứt viện trợ cho chúng ta ngay lập tức.
Việc này đẩy chúng ta vào cảnh khốn khó vô cùng vào những năm 1975-1989. Liệu có phải đó là thành công của “Nước lạ”.
.
3.Cuộc chiến này tiêu tốn rất nhiều xương máu người Việt. Là người Việt chúng ta trân quý và biết ơn sự hy sinh đó nhưng trong đấu tranh ngoại giao, có nhiều cách để ta hiểu người, người hiểu ta.
Thiết nghĩ, Bộ ngoại giao VN và các chuyên gia hàng đầu có thể gặp ông Lý trong một trao đổi thẳng thắn, thấu tình đạt lý để ông Lý ĐIỀU CHỈNH MỘT PHẦN nhận thức tiến tới thay đổi luận điểm nặng nề trên.
Một trong những “vũ khí” mạnh ta có thể vận dụng là mười sáu chữ cuối cùng trong đoạn trích dười đây từ một khái niệm chính thống về hai chữ “Xâm lược” trên quy ước quốc tế.
.
Đoạn văn như sau:
Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác.
Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trịcủa một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác[1]. Hành động xâm lược có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ, tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm lược là một sự kiện diễn ra giữa các quốc gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không được coi là các hành động xâm lược.
Hành động xâm lược bị coi là hành động chống lại nền hòa bình quốc tế, những vùng lãnh thổ có được nhờ xâm lược không được pháp luật thừa nhận. Không có bất kỳ lý do tự nhiên, kinh tế, chính trị hay những lý do khác để biện minh cho hành động xâm lược. Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược
(Hết đoạn trich).
.
Lời bình của Nguyễn Huy Cường:
Đấu tranh ngoại giao đôi khi khác đấu tranh quân sự. cái “thắng, thua” phải nằm trong một kết quả có “phổ” rộng: Kinh tế, ngoại giao, văn hóa chứ không phải chỉ “Thắng, thua” như sau một trận đánh bằng bộ binh chân đất. Thắng để sau đó nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì phải suy nghĩ.
Hãy có gắng để Vị Lý Hiển Long hiểu theo hướng “Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược “
Mong cho vụ này qua mau.
Chúng ta có nhiều việc phải quan tâm hơn.
Tối 5/6/2019
Nguyễn Huy Cường
Không có nhận xét nào