Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XÉT LẠI VÀ XÉT LẠI LỊCH SỬ

XÉT LẠI VÀ XÉT LẠI LỊCH SỬ Gần đây anh em bò đỏ rất hay dùng cụm từ "xét lại", nhất là xét lại lịch sử, coi đó là 1 hành vi xấu, c...

XÉT LẠI VÀ XÉT LẠI LỊCH SỬ

Gần đây anh em bò đỏ rất hay dùng cụm từ "xét lại", nhất là xét lại lịch sử, coi đó là 1 hành vi xấu, cần lên án. Bò đỏ thì đâu nghĩ ra được ný nuộn gì đâu, nhưng đàn vẹt thôi. Bỏn đâu hiểu xét lại là gì.

Xét lại là việc làm tối quan trọng trong khoa học, trong đó có khoa học lịch sử và chính trị. Ví dụ điển hình nhất về xét lại khoa học chính là việc bác học Galileo với câu nói kinh điển "Dù sao thì trái đất vẫn quay". Ông bị tử hình vì dám xét lại thuyết địa tâm, tức là trái đất là trung tâm của vũ trụ do triết gia, khoa học gia nổi tiếng Aristotle khởi xướng. Ông và 1 số nhà khoa học, nhà thám hiểm khác đề xướng thuyết nhật tâm, trái đất là trung tâm của vũ trụ, mà chúng ta được học ngày nay.

Về chính trị, khái niệm xét lại được dùng nhiều nhất là khi TBT Khrushchev "xét lại" người tiền nhiệm là Stalin. Đợt xét lại này cực kỳ quan trọng trong hệ thống XHCN, do ông đã lật đổ hình tượng Stalin trong con mắt của phe CS. Ông có cuốn hồi ký, mọi người có thể tìm đọc. Khrushchev muốn chung sống hòa bình, cạnh tranh bằng kinh tế với phe TBCN. 

Chủ nghĩa xét lại ảnh hưởng ghê gớm tới VN nói riêng và các nước CS nói chung. Nó gây chia rẽ hệ thống này bởi Mao Trạch Đông chống lại điều đó. Ông lên án Khrushchev và TQ tách khỏi LX từ đó. Chủ nghĩa xét lại gây nên vụ án xét lại chống đảng tại VN. Phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã cho bắt và không cần xét xử 1 nhóm những cán bộ cấp trung, cao cấp, được cho là hợp tác với LX và Đông Âu với chủ trương xét lại, muốn chung sống hòa bình với phe TBCN, tức là có chủ trương hòa hoãn với VNCH và Mỹ. 1 số người nổi tiếng trong nhóm xét lại chống đảng này là các ông Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Lê Trọng Nghĩa, Vũ Đình Huỳnh...và 1 người mà được nhiều người biết đến hơn là ông Vũ Thư Hiên với cuốn Đêm giữa ban ngày.

Trong giai đoạn Khrushchev cầm quyền, LX viện trợ hạn chế cho VN, nên VN cũng chưa thể dùng bạo lực CM với VNCH. Chủ nghĩa xét lại chỉ chấm dứt khi Khrushchev bị hạ bệ, thay thế bởi Brezhnhev. Ông này lại quay lại phục hồi 1 số giá trị của Stalin, đặc biệt là việc cứng rắn với Mỹ và CNTB, điều đó khiến cho LX viện trợ ồ ạt cho VN để VNDCCH có thể leo thang chiến tranh.

Vấn đề xét lại lịch sử diễn ra từ rất lâu và là 1 việc làm vừa khoa học vừa phản khoa học, tùy vào mục đích của việc xét lại. Chẳng hạn, các sử gia nhà Tây Sơn đã xét lại triều đại Triệu Đà, cho đây không phải là 1 triều đại trong lịch sử VN mà là 1 triều đại xâm lược TQ, chiếm đóng nước Việt. Trong khi đó, trong các cuốn chính sử trước đó như Đại Việt Sử ký toàn thư, các sử gia vẫn cho nhà Triệu là 1 triều đại của VN. Điều đó cho phép người Việt có thể xác nhận là vùng Lưỡng Quảng vốn dĩ thuộc về người Việt, trong đó người Việt ở VN là 1 nhóm hậu duệ. Vì đó là vùng đất chủ yếu của nước Nam Việt của Triệu  Đà. Các sử gia CS đang bắt chước các sử gia Tây Sơn với quan điểm bác bỏ nhà Triệu.

Các sử gia CS cũng đã xét lại rất nhiều vấn đề lịch sử do các sử gia phong kiến đã viết trước đó. Chẳng hạn như đánh giá về nhà Trần, về Tây Sơn, họ có xu hướng tâng bốc các triều đại mà họ cho là có nhiều điểm giống mình đồng thời "dìm hàng" những triều đại/cá nhân đối lập như nhà Nguyễn, vua Gia Long...

Ngay trong sử đảng, các sử gia CS cũng tự xét lại chính mình nhiều lần. Chẳng hạn, ngày 6/1 vốn được coi là ngày thành lập đảng kể từ năm 1930 đến tận những năm 1960, sau đó được thay thế bằng ngày 3/2, điều này ngay chính nhiều đảng viên cũng chả biết lý do!

Hay ngày mất của CT HCM, trong 1 thời gian dài được coi là ngày 3/9, gần đây mới bị xét lại thành ngày 2/9.

Hay chuyện chiếc xe tăng nào húc đổ cổng dinh Độc Lập, cũng đã được xét lại sau mấy chục năm!

Có những chuyện xét lại không chính thức, bất đắc dĩ, như việc ông Phan Huy Lê lên tiếng bác bỏ nhân vật Lê Văn Tám, cho là nhân vật hư cấu của ông Trần Huy Liệu, thầy ông Lê, người đã trăng trối lại cho ông Lê.

Nhân vật HCM cũng là người mà hứa hẹn rất nhiều vấn đề có thể xét lại, như ngày sinh, vợ, con...

Trong số các nội dung xét lại kể trên, người đọc có thể tự đánh giá xét lại khi nào là tốt, khi nào là xấu, phản khoa học. Bản thân nội hàm khái niệm xét lại là không xấu. Nó là việc làm đương nhiên, cần thiết khi nghiên cứu khoa học. Và việc xét lại các vấn đề lịch sử, chính trị liên quan đến CNCS là 1 lĩnh vực tràn đầy cảm hứng vì phe CS vốn nổi tiếng là hay xét lại lịch sử sao cho có lợi cho mình. 

Có 1 cái "mỏ" để xét lại lịch sử của CNCS chính là thư viện của đảng CS LX. Hồi LX mới sập, Nga cho mở cửa thư viện này cho các học giả phương Tây. Từ đó, sử gia Sophie Quinn Judge đã viết nên cuốn Ho Chi Minh The missing years, có bản dịch tiếng Việt. Cuốn sách bạch hóa giai đoạn ông HCM ở hoạt động ở nước ngoài với nhiều chi tiết mà chính các sử gia trong nước đã xét lại sự thật như chi tiết về bà Tăng Tuyết Minh hay nick name Nguyễn Ái Quốc...

Như vậy, độc giả có thể tự đánh giá ai mới hay xét lại và xét lại theo hướng khoa học hay phản khoa học.

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào