Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

18 DẤU HIỆU CHO THẤY CHÚNG TA ĐANG Ở GIỮA CUỘC ĐẠI TUYỆT CHỦNG LẦN THỨ 6

18 DẤU HIỆU CHO THẤY CHÚNG TA ĐANG Ở GIỮA CUỘC ĐẠI TUYỆT CHỦNG LẦN THỨ 6 1. Trái Đất có vẻ đang trải qua một tiến trình "hủy diệt sinh ...

18 DẤU HIỆU CHO THẤY CHÚNG TA ĐANG Ở GIỮA CUỘC ĐẠI TUYỆT CHỦNG LẦN THỨ 6

1. Trái Đất có vẻ đang trải qua một tiến trình "hủy diệt sinh học." Đến một nửa tổng số cá thể động vật từng sống chung trên hành tinh này cùng với loài người đã hoàn toàn biến mất.

2. Hơn 26.500 số chủng loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, và con số ấy vẫn đang được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

3. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, số chủng loài bị đe dọa tuyệt chủng đã có thể lên đến gần 1 triệu loài.

4. Các loài côn trùng đang chết đi với tốc độ kỷ lục. Khoảng 40% số lượng chủng loài côn trùng trên thế giới đang suy giảm nhanh chóng.

5. Đó là một vấn đề lớn vì các loài côn trùng như ong mật, ong ruồi, và các loài thụ phấn khác đóng vai trò quan trọng trong sản lượng trái cây, rau củ và hạt. Ngoài ra, các loài bọ cũng là nguồn thức ăn cho rất nhiều loài chim, cá và động vật có vú — mà một số trong đó cũng là nguồn thức ăn cho con người.

6. Côn trùng không phải là sinh vật duy nhất bị tác động. Trong 50 năm qua, hơn 500 loài lưỡng cư đã suy giảm số lượng trên toàn thế giới — và 90 loài đã biến mất hoàn toàn — do dịch bệnh nấm ăn mòn da thịt ếch và gây tử vong.

7. Sự biến mất của thậm chí một loài cũng có thể gây ra "hiệu ứng tuyệt chủng dây chuyền domino", lan rộng ra toàn bộ hệ sinh thái, khiến cho cả một hệ thống cộng sinh sụp đổ.

8. Một nghiên cứu vào năm 2015 đã khảo sát các chủng loài chim, bò sát, lưỡng cư, và động vật có vú, rồi đi đến kết luận rằng tốc độ tuyệt chủng trung bình trong thế kỷ qua nhanh hơn gấp 100 lần so với tốc độ tự nhiên bình thường trước đó.

9. Trong khoảng 50 năm tới, có 1.700 loài lưỡng cư, chim và động vật có vú sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng lớn hơn vì môi trường sống tự nhiên của chúng đang bị thu hẹp.

10. Gấu Koala đã "tuyệt chủng về mặt chức năng," nghĩa là số lượng quần thể của loài này đã suy giảm quá nhiều đến nỗi không còn đóng vai trò quan trọng nào nữa trong hệ sinh thái của Australia.

11. Chặt cây và phá rừng mưa nhiệt đới Amazon đặc biệt được quan tâm vì nó chính là mối đe dọa tuyệt chủng rõ rệt nhất.

12. Trong 50 năm kế tiếp, loài người sẽ đẩy rất nhiều động vật có vú đến bờ vực tuyệt chủng khiến tiến trình tiến hóa đa dạng sinh học của Trái Đất sẽ không phục hồi được trong khoảng 3 triệu năm.

13. Một số nhà cổ sinh vật học gợi ý rằng hành tinh này sẽ cần một khoảng thời gian lâu dài hơn nữa để phục hồi từ cuộc đại tuyệt chủng: 10 triệu năm hoặc hơn.

14. Sự xâm nhập của các chủng loài xa lạ vào một hệ sinh thái địa phương cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy tiến trình tuyệt chủng.

15. Các đại dương đang hấp thu 93% lượng nhiệt dư mà khí nhà kính đang gây ra cho bầu khí quyển Trái Đất. Và việc đó đã giết chết các chủng loài sinh vật biển và rạn san hô.

16. Các chủng loài sinh vật đang sinh sống trong môi trường nước ngọt cũng bị tác động bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu nữa.

17. Các đại dương đang ấm lên sẽ dẫn đến thảm họa mực nước biển dâng. Mực nước biển dâng cao đã đang ảnh hưởng đến môi trường sống của các chủng loài dễ bị tổn thương.

18. Các đại dương đang ấm lên sẽ dẫn đến thảm họa băng Bắc Cực và Nam Cực tan rã chưa từng có, khiến mực nước biển sẽ dâng cao hơn nữa. Ở Hoa Kỳ, 17% tổng số loài đang bị đe dọa và gặp nguy hiểm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mực nước biển dâng.

Ngoài ra, còn có những cảnh báo rằng, nếu con người không thể giải quyết được tình trạng biến đổi khí hậu, 1/6 tổng số loài trên Trái Đất sẽ bị tuyệt chủng. Ví dụ như gần 40% số loài linh trưởng trên thế giới bị đe dọa biến mất do các thảm họa thời tiết có liên quan đến một hành tinh đang nóng lên. Các lần đại tuyệt chủng khác đều xảy ra với các dấu hiệu cảnh báo. Và các dấu hiệu này đang rất giống với những gì mà chúng ta hiện chứng kiến.

#hanhtinhtitanic

Nguồn tham khảo:

https://www.businessinsider.com/signs-of-6th-mass-extinction-2019-3



Không có nhận xét nào