ĐẬP TAM HIỆP CỦA TÀU CỘNG CÓ AN TOÀN KHÔNG ? Cộng đồng mạng đang xôn xao về việc đập Tam Hiệp của Tàu cộng đang "biến dạng" và họ ...
ĐẬP TAM HIỆP CỦA TÀU CỘNG CÓ AN TOÀN KHÔNG ?
Cộng đồng mạng đang xôn xao về việc đập Tam Hiệp của Tàu cộng đang "biến dạng" và họ rất e ngại cho khả năng chịu lực trong tương lai của con đập này.
Tuy nhiên, phía Tàu cộng đã bác bỏ những đồn đoán kia, họ cho rằng hình ảnh chụp được không chân thật vì tác động của hơi nước gây ra hiện tượng quang học là khúc xạ ánh sáng nên chúng ta thấy thân đập Tam Hiệp bị "vặn vỏ đỗ". Nhưng Tập đoàn Tam Hiệp - CTG của Tàu cộng, cô quan quản lý, vận hành con đập này thừa nhận rằng "NỀN con đập có dịch chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm, dịch chuyển theo chiều ngang khoảng 4,63mm".
Trong ngành xây dựng thì hiện tượng "biến dạng - chuyển vị" là môn học mà các kĩ sư tương lai đã được học ở bộ môn Sức bền vật liệu - Cơ học kết cấu. Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của phân tố dưới tác dụng của tải trọng, biến thiên nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức của các gối tựa,... Còn chuyển vị là sự thay đổi vị trí của tiết diện dưới tác dụng của tải trọng, biến thiên nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức của các gối tựa,...
Khi một hệ bị biến dạng thì hầu hết các tiếp diện đều dịch chuyển đến vị trí mới so với khi hệ chưa bị biến dạng, vì vậy chuyển vị là hệ quả của biến dạng, tức chuyển vị kéo theo sự biến dạng của kết cấu trong hệ kết cấu.
Với các công trình thấp tầng thì khi nền móng bị chuyển vị thì các khối kết cấu chất lên nó không bị biến dạng lớn và khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Nhưng với các công trình cao tầng thì khi nền móng bị dịch chuyển sẽ xảy ra hệ quả biến dạng khá lớn và nếu các khối kết cấu không được liên kết kiên cố hoặc bị đặt lệch tâm thì hiện tượng ngã đổ rất dễ xảy ra.
Đập Tam Hiệp có chiều cao 181 mét so với mặt đất thiên nhiên, với chiều cao này thì chỉ riêng sức gió đã đủ làm cho đỉnh đập bị chuyển vị so với đáy đập, hiện tượng này với các nhà cao tầng chúng ta sẽ thấy rõ đỉnh tòa nhà bị xô lệch, lắc nhẹ bởi sức gió, tuy nhiên sẽ không có ảnh hưởng gì cho tính an toàn của tòa nhà vì móng nhà cao tầng không bị chuyển vị.
Với thực tế của con Đập Tam Hiệp thì khác, độ cao 181 mét, chiều rộng đáy đập là 115 mét, chiều rộng đỉnh đập là 40 mét, dung tích hồ chứa là 39,3 km3, dung tích đập tràn là 116.000 m3/s và là loại ĐẬP TRỌNG LỰC nên khi có chuyển vị ở NỀN MÓNG con đập thì tính ổn định đã rơi vào tình trạng BÁO ĐỘNG ĐỎ.
Bởi vì đập Tam Hiệp là loại ĐẬP TRỌNG LỰC, tức là loại đập dùng sức nặng của bản thân để thắng lại lực đẩy của nước. Một con đập loại ĐẬP TRỌNG LỰC cần 3 yếu tố chính để bảo đảm tính ổn định đó là: Nền móng nơi đặt khối trọng lực luôn ổn định - Kết cấu khối trọng lực luôn luôn thắng áp lực nước và trọng tâm của khối trọng lực không bị chuyển vị.
Thường thì chuyển vị của hệ thân đập diễn ra theo hai phương, một phương theo chiều thẳng đứng nếu phần nền móng bị sụt lún và một phương bị xô về phía hạ lưu do áp lực nước. Như vậy theo sô liệu của CTG thì đã có hiện tượng chuyển vị của khối đập bê tông trọng lực với số liệu cụ thể là "dịch chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm, dịch chuyển theo chiều ngang khoảng 4,63mm". Nghĩa là đập bị lún xuống từ 1,45 li đến 26,69 li và bị xô khỏi vi trí ban đầu là 4,63 li.
Với kết cấu bê tông khối lớn và loại đập ĐẬP TRỌNG LỰC thì sự dịch chuyển kia không hề bình thường mà rất nguy hiểm bởi rõ ràng trọng tâm của con đập đã bị xáo trộn, bên cạnh đó việc chuyển dịch của nền móng con đập là hệ quả tất yếu dẫn đến việc phá hoại kết cấu nền móng do tác nhân là sự tăng lên của hệ số thấm dưới nền đập vượt khỏi hệ số thấm cho phép theo lý thuyết ban đầu.
Nếu tính toán chi tiết theo tiêu chuẩn, quy trình thì chắc chắn sẽ có kết quả cuối cùng là hệ số an toàn của Đập Tam Hiệp đang trượt vào vùng nguy hiểm nếu vẫn tích nước theo đúng dung tích thiết kế và tần suất lũ tính toán. Tuy nhiên việc cho rằng con đập này sẽ bị vỡ là khó xảy ra bởi đây là con đập có chế độ bảo vệ và vận hành nghiêm ngặt so mức độ nguy hiểm của nó nếu có sự cố xảy ra.
Vì vậy tương lai sắp tới sẽ có hiện tượng lũ lụt và hạn hán bất thường cũng như tình trạng thiếu hụt điện năng xảy ra từ con đập này vì nhà quản lý đập buộc phải hạ mức tích nước theo thiết kế ban đầu cũng như sẵn sàng "xả lũ đúng qui trình" theo kiểu xả lũ các hồ thủy điện tại Việt Nam khi có "mưa cực đoan". Nói chung hiệu quả kinh tế của Đập Tam Hiệp theo lý thuyết ban đầu đã bị phá sản do hiện tượng chuyển vị nền móng công trình. Chẳng những thế mà sắp tới phía lưu vực hạ du của Đập Tam Hiệp sẽ thường xuyên bị hứng chịu "nhân tai" do nạn XẢ LŨ ĐÚNG QUY TRÌNH và Thiên tai do tình trạng MƯA CỰC ĐOAN./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào