ĐÂY LÀ NHÀ TÔI, TÔI MUỐN ĐƯỢC Ở ĐÂY Bên dưới bề mặt của bất kỳ cuộc biểu tình nào ở Hồng Kông cũng là câu hỏi về bản sắc. Những người biểu ...
ĐÂY LÀ NHÀ TÔI, TÔI MUỐN ĐƯỢC Ở ĐÂY
Bên dưới bề mặt của bất kỳ cuộc biểu tình nào ở Hồng Kông cũng là câu hỏi về bản sắc. Những người biểu tình ủng hộ dân chủ và chống dẫn độ thường sử dụng các yếu tố của văn hóa địa phương, như ngôn ngữ và sự hài hước, để phân biệt thành phố này với các thành phố khác thuộc Trung Quốc đại lục. Nhưng còn khoảng 580.000 cư dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số của thành phố này thì sao?
1- Pinder (bút danh), 21 tuổi, sinh viên, người Ấn Độ-Hồng Kông thế hệ thứ ba
[Trong các cuộc biểu tình] mọi người sẽ nói cảm ơn hoặc giơ một ngón tay cái với tôi, nhưng tôi thực sự không biết họ đến từ đâu, vì tôi cũng là một phần của cộng đồng. Tôi có quyền ở đây và chiến đấu vì những điều tôi ủng hộ.
Khi chúng tôi đi ngang qua một số chính trị gia, họ sẽ nói ‘Ồ, chúng ta cũng có một số người bạn nước ngoài kìa! Nhưng sau đó tôi sẽ nói tiếng Quảng Đông với họ.
Tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi cũng ở đây để giúp đỡ cộng đồng. Chúng tôi cũng ở đây để giúp Hồng Kông phát triển như một thành phố và tiến về phía trước.
2- Horjat Grewal, 21 tuổi, thực tập sinh, sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông
Cách mà chính phủ đối xử với chúng tôi rất không đúng. Đây là lý do tại sao tôi xuống đường vì đây là một trong những khoảnh khắc mà mọi người đều quan tâm. Bạn biết đấy, không có nhiều người thuộc nhóm dân tộc thiểu số xuất hiện, thật không may, vì nhiều lý do. Thật không thành công, vì tôi muốn nhiều người xuất hiện hơn và tôi muốn nhiều người [sắc dân thiểu số] nhận ra rằng đây là nhà của họ, tôi muốn nhiều người dân địa phương hiểu rằng đây cũng là nhà của chúng tôi, thay vì chỉ đưa ngón cái cảm kích chúng tôi vì đã ở đây Không, đây là nhà của tôi, tôi muốn ở đây.
Nhiều người [thiểu số] cảm thấy rằng điều này khá vô nghĩa. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người thiểu số lớn tuổi và [họ nói] “Vô ích thôi, Trung Quốc sẽ làm những gì họ muốn”. Nhưng tôi sẽ, không, chúng tôi có thể ngăn cản họ.
Một lý do khác là do nguồn gốc của họ, 'Chúng tôi không hiểu tiếng Quảng Đông, chúng tôi không biết họ đang nói gì trên đường phố.' Chỉ vì bạn không hiểu tiếng Quảng Đông không có nghĩa nó ít ảnh hưởng đến nhà bạn hơn. Không có nghĩa là cái dự luật này ít ảnh hưởng đến bạn hơn những người nói tiếng Quảng Đông.
3- Mario, 43 tuổi, giáo viên, một nửa dòng máu Trung Quốc, 1/4 Philippines và 1/4 Pakistan
Khi tôi còn rất trẻ, cách đây rất lâu, vào những năm 80, có một sự phân biệt đối xử. Nhưng chỉ cần nhìn vào đây: chúng tôi không quan tâm bạn thuộc chủng tộc nào. [Những người biểu tình khác] chỉ cần nhìn thấy chúng tôi và họ sẽ đưa cho chúng tôi một chiếc khăn và hỏi: Bạn có nóng không? Bạn có cần một mặt nạ ko? Bạn có cần bảo vệ mắt không? Mọi người sẽ giúp bạn, họ không quan tâm sắc tộc của bạn.
Bạn không thể thấy mặt họ [dân tộc thiểu số xuống đường phản đối] vì tất cả che mặt bằng mặt nạ, nhưng có khá nhiều người trong số họ ở đây, tôi có thể cam đoan với bạn.
Nhiều người bạn của tôi là người Đông Nam Á và [họ] có tiếng xấu ở Hồng Kông. Nếu cảnh sát có thể ra tay tàn bạo đối với người Trung Quốc bản địa, họ có thể làm điều tương tự với chúng tôi, trên thực tế, chúng tôi sẽ bị đối xử tệ hơn người Trung Quốc bản địa nữa. Chúng tôi đã bị áp bức như thế này trong thời gian dài nhất. Ngay cả khi họ không xuống đường để phản đối, vì là người Đông Nam Á, bạn có nhiều khả năng sẽ bị cảnh sát yêu cầu trình thẻ căn cước hơn là một người Trung Quốc bình thường.
4- Astrid Andersson, 32 tuổi, nghiên cứu sinh, lớn lên ở Hồng Kông
Tôi cố gắng lẩn đằng sau ở tuyến phụ [trong các cuộc biểu tình] bởi vì tôi hiểu rằng màu mắt tôi có thể gây hiểu lầm khi có một người da trắng ở đây, đặc biệt với lời tuyên truyền từ Trung Quốc rằng các cuộc biểu tình có sự phối hợp từ những người nước ngoài. Nhưng tôi ở đây để thể hiện sự ủng hộ của tôi và thêm vào số lượng người phản đối. Tôi không thể chỉ ngồi trong nhà khi điều đang này xảy ra với thành phố của tôi.
Hầu hết mọi người chắc chắn hiểu rằng có người da trắng, người phương Tây, cũng là người Hồng Kông. Tôi nghĩ rằng người da trắng có thể thoát khỏi rất nhiều thứ nói chung, vì vậy nếu có cơ hội đứng lên cho những gì đúng đắn trong một tình huống rủi ro - nơi mà những người khác sẽ gặp nhiều rủi ro hơn - thì chúng ta nên làm điều đó và chúng ta nên tận dụng đặc quyền của mình, và đại diện cho họ, và tận dụng rủi ro được giảm thiểu tối đa khi là người da trắng và tóc vàng.
Tôi nghĩ rằng có một nguy cơ gia tăng đối với người dân bản địa Hồng Kông bị ảnh hưởng khi xuống đường biểu tình, chắc chắn. Ý tôi là tôi có hộ chiếu Thụy Điển và tôi có thể đi nơi khác nếu có chuyện gì xảy ra. Nhưng những người khác thì không thể, và vì vậy họ thực sự đang chịu mạo hiểm hơn rất nhiều.
5- Samir, 23 tuổi, bán lẻ, gốc Ấn thế hệ thứ ba sinh trưởng tại Hongkong.
Chúng tôi không phải là người dân tộc Trung Hoa, vì vậy ngay lập tức mọi người nghĩ rằng chúng tôi không ở đây. Nhưng đây là nhà. Gia đình tôi đã ở đây ba thế hệ. Nếu tôi có con thì đây sẽ tiếp tục là nhà của chúng, vậy nếu bây giờ chúng tôi không đứng lên thì ai sẽ đứng lên bảo vệ chúng?
Dân tộc thiểu số, chúng tôi là những người bị chối bỏ. Chúng tôi không phải là người Hồng Kông, chúng tôi không phải là người nước ngoài quốc tế, vì vậy chúng tôi chỉ là loại trung gian. Vì vậy tôi đánh giá cao ở đây [tại các cuộc biểu tình], đó là nơi tất cả mọi người thống nhất hướng tới một mục tiêu chung - bất kể nền tảng dân tộc của bạn ở đâu. Tất cả chúng ta đều hợp nhất chỉ một nguyên nhân, đó là vì 1 Hồng Kông tốt hơn.
Theo HKFP
https://www.hongkongfp.com/2019/07/06/home-i-want-hong-kongs-ethnic-minority-protesters-identity-belonging/
Không có nhận xét nào