BÀN VỀ HAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA XUÂN LU VÀ NHẠ NGỌNG Nhân dịp quốc nội xôn xao về phó giáo sư, tiến sĩ, trưởng khoa đô thị, đại biểu HĐND Thà...
BÀN VỀ HAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA XUÂN LU VÀ NHẠ NGỌNG
Nhân dịp quốc nội xôn xao về phó giáo sư, tiến sĩ, trưởng khoa đô thị, đại biểu HĐND Thành Hồ đề xuất “mỗi nhà mua cái lu chứa nước chống ngập”; nhiều bạn đặt câu hỏi rằng tại sao nó ngu thế lại được bổ nhiệm vào chức nọ chức kia trong ngành giáo dục. Chúng ta tìm sự liên quan từ luận án tiến sĩ xem có dấu hiệu ngu trong luận án không?
Bà Phan Thị Hồng Xuân (biệt danh Xuân lu) làm luận án tiến sĩ năm 2003, đề tài “Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia”. Rất khôi hài vì đề tài này là đề tài của người Mã Lai viết và bảo vệ tại trường ở Malaisia. Còn bà Xuân là người Việt, không biết kiếm đâu ra cái luận án này, tiếng Mã không biết, tiếng Anh bằng lá mít mà lại làm luận án đề tài đứng trên quan điểm người Mã bản địa với dân nhập cư. Khi còn học ở trường đại học Mở Tp.HCM, luận văn là "Tìm hiểu về dân tộc Malaisia" viết rất tầm thường với các thông tin cũ.
Truy tìm các đề tài luận án tiến sĩ, chúng ta phát hiện ông Phùng Xuân Nhạ, (biệt danh Nhạ ngọng), làm luận án tiến sĩ năm 1999 với đề tài "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia". Cũng là đề tài của người Ma Lai viết về vấn đề quốc gia của họ. Năm 1999, Nhạ ngọng bảo vệ tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Nghe đồn sau khi bảo vệ luận án xong, cả hội đồng đứng lên vỗ tay khen ngợi, Lúc sau, có 2 ông trong hội đồng khoa học hỏi nhau: “sao ông vỗ tay”. Ông kia trả lời “thì tôi thấy mọi người vỗ thì tôi vỗ theo, thế sao ông cũng vỗ tay mà còn hỏi tui”. Ông này bèn trả lời, nó nói về tụi Mã Lai, bằng giọng ngọng níu ngọng nô, tôi còn chưa đến đó lần nào, nghe còn không rõ thì nó nói sao chả được. Vậy là tôi vỗ tay”. Hai ông giáo sư trong hội đồng giám khảo gật gù khen hay.
Xem và đối chiếu cả hai luận án, thì ra có khá nhiều đoạn luận án Xuân lu coppy từ luận án của Nhạ ngọng, khá nhiều trang, thậm chí Malaisia còn viết rõ phiên âm Ma-lai-xi-a.
Trong khoa học tự nhiên về toán lý hóa sinh… đề tài nghiên cứu khoa học phần lớn là không có giới hạn quốc gia – chẳng hạn như toán học. Và người nước này vẫn có thể nghiên cứu về vấn đề của nước khác. Nhưng đề tài khoa học xã hội thì khác. Giả sử không có thằng đảng viên đệ tử bên Mã Lai cung cấp luận án, mà cả Xuân Lu và Nhạ ngọng tự viết, tự nghiên cứu, đã là việt bất bình thường vì tự nhiên, người Việt Nam ở xa lắc xa lơ, lại vơ lấy làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình. Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng là cái Viện tào lao vì với luận án này, Hội đồng khoa học chấm luận án phải phải là người Malaysia nghiên cứu và đánh giá.
Có lẽ, giới khoa học thật sự ở Việt Nam nên đem hai cái luận án đó sang Malaisia đối chiếu coi bản gốc của ai. Chắc chắn rất dễ tìm trong thư viện các trường đại học, các Viện nghiên cứu ở Malaisia. Thời đại thông tin hiện nay, việc tra cứu đối chiếu khá dễ dàng. Khi tìm ra tác giả, đề nghị tác giả kiện Xuân lu, Nhạ ngọng về tội ăn cắp bản quyền và đòi tiền bản quyền tác giả.
Nếu vụ việc này đưa ra ánh sáng được, thì cả hai anh chị này sẽ chui vào LU để cùng tâm sự “ấy ái nu uông nu nu non”
Thật là cặp uyên ương, mèo mả gà đồng, xứng đôi vừa “nứa”.
Nhật Vượng
Không có nhận xét nào