BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIĂNG TAY GIỮ - CHỦ ĐỀ "MỖI NGÀY MỘT BIỂN ĐÔNG" Đến giờ phút này chúng ta khẳng định chắc chắn một điều là lũ ch...
BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIĂNG TAY GIỮ - CHỦ ĐỀ "MỖI NGÀY MỘT BIỂN ĐÔNG"
Đến giờ phút này chúng ta khẳng định chắc chắn một điều là lũ chóp bu Việt cộng xác Việt hồn Tàu đã dâng trọn Biển Đông của tổ tiên ta để lại cho Tàu cộng trong các gọi là "hợp tác khai thác chung" và kế man Thiên quá hải là việc Hán nô Nguyễn Phú Trọng đã ban hành nghị quyết "phát triển kinh tế biển".
Bằng chứng rõ ràng nhứt để củng cố cho hành vi bán nước trên của Việt cộng đó là việc Tàu cộng đưa tàu vào khu vực cận kề bãi Tư Chính để thăm dò dầu khí nhưng báo chí Việt cộng câm họng và đám dư luận viên phản quốc tung tin lên mạng xã hội để bóp méo sự thật, định hướng làm mù mắt dân tộc Việt Nam.
Để thực thi di chỉ của tiền nhơn, cụ thể là Vua Lên Thánh Tông rằng "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…", để thực hiện thiên cơ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng "Biển Đông thì vạn dặm giăng tay giữ. Nước Việt muôn năm vững trị bình" thì mỗi con dân nước Việt phải có trách nhiệm "giăng tay giữ lấy Biển Đông". Để làm được việc này thì điều căn bản tối thiểu mỗi người trong số chúng ta phải thực thi 2 việc sơ đẳng sau:
1. Am hiểu Công ước quốc tế về Luật biển và các qui định, khái niệm mang tính chất pháp lý về Biển;
2. Khi nghe thấy thằng - con Việt gian nói láo để bưng bít thông tin về Biển Đông thì ta vạch mặt ngay và tố giác tội nói láo của nó bằng kiến thức về biển của ta. Nếu ta không dũng cảm vạch mặt nó thì ta mau chóng rời khỏi nó và đừng chia sẻ những điều nói láo do nó viết ra.
Bắt đầu từ bây giờ, mỗi đêm tui sẽ dành một status viết về các qui định pháp lý liên quan đến Biển bằng tri thức có hạn của bản thân để góp phần "giăng tay giữ Biển Đông". Mong có sự góp ý của các bằng hữu có kiến thức chuyên sâu về chủ đề này. Trân trọng !
PHẦN THỨ NHỨT: ĐƯỜNG CƠ SỞ
Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của LÃNH HẢI và là ranh giới phía ngoài của NỘI THỦY do quốc gia ven biển qui định trên cơ sở phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đường cơ sở là căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của LÃNH HẢI và các vùng biển khác như VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA.
Theo qui định tại điều 5 và điều 7 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì có hai loại đường cơ sở là đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng nhưng chỉ các quốc gia ven biển được áp dụng còn các quốc gia quần đảo thì không được áp dụng.
- Đường cơ sở thông thường: Là ngấn nước thủy triều thấp nhứt dọc theo bờ biển, ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển hoặc ở nơi mà bờ biển rất không ổn định do có sự hiện diện của các châu thổ hoặc các đặc điểm tự nhiên khác thì áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng.
- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối liền các điểm thích hợp để có thể sử dụng để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở thẳng được áp dụng trong ba trường hợp sau đây:
+ Ở những chỗ bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm;
+ Ở những chỗ có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển;
+ Ở những chỗ có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ,...
Khi áp dụng đường cơ sở thẳng để xác định phạm vi, chiều rộng của LÃNH HẢI và các vùng biển khác như VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA thì quốc gia ven biển phải đáp ứng hai điều kiện qui định tại Khoản 3 Điều 7 trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đó là: "Tuyến các đường cơ sở thẳng không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển” và “các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy”.
Các khái niệm khác như NỘI THỦY, LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA,... sẽ được viết tiếp trong chủ đề "MỖI NGÀY MỘT BIỂN ĐÔNG". Kính mong quí vị bỏ chút thì giờ để quan tâm, góp ý, chia sẻ rộng rãi đến cộng đã để thực thi di chỉ của tiền nhơn Đại Việt. Trân trọng./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào