Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỆN XƯA NGẪM NAY

CHUYỆN XƯA NGẪM NAY Nay thấy giang hồ bàn chuyện ông Lê Thanh Hải, cảm khái trong lòng kể lại một chuyện xưa. Ông tổ của bên bà nội mình là ...

CHUYỆN XƯA NGẪM NAY

Nay thấy giang hồ bàn chuyện ông Lê Thanh Hải, cảm khái trong lòng kể lại một chuyện xưa.

Ông tổ của bên bà nội mình là Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) thời đỉnh cao quyền lực cũng như ông Lê Thanh Hải thời còn làm bí thư thành ủy. Còn Tả quân Lê Văn Duyệt thì thanh thế chính trị cũng đâu kém gì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Từ thời hậu kỳ Gia Long sang đến Minh Mạng, triều đình bị giằng xé giữa hai đường lối thân Pháp và thân nhà Thanh bên Trung Quốc. Phái thân Pháp gồm Tả quân Lê Văn Duyệt đứng đầu, có cả ông Thoại Ngọc Hầu đang đương chức tổng trấn Hà Tiên-Châu Đốc, Cao Miên đặc mệnh toàn quyền cũng ủng hộ chính sách của Lê Văn Duyệt. 

Đất nước lúc giao thời Gia Long-Minh Mạng cũng lắm chuyện tương tự hôm nay. Bên trong thì loạn do mầm mống Tây Sơn chưa dứt, bên ngoài thì Thanh Triều cũng muốn đánh, nhà Pháp cũng lăm le kéo sang. Minh Mạng vừa lo nhà Thanh thông qua Trịnh Hoài Đức lật đổ, vừa lo chính sách thân Pháp của Lê Văn Duyệt, Thoại Ngọc Hầu có thể mở cửa cho Pháp vào để mưu phản. 

Các ông Lê Văn Duyệt, Thoại Ngọc Hầu có muốn mưu phản hay không thì không ai biết. Nhưng vua Minh Mạng thấy quyền thế che mờ thiên tử của hai ông từ Gia Định vào đến Hà Tiên thì vua Minh Mạng phải sợ là lẽ đương nhiên. Sau đó vua Minh Mạng ứng xử thế nào với hai ông này thì ai cũng biết.  

Về bối cảnh chính trị và ảnh hưởng quyền lực, chuyện ông Lê Thanh Hải ngày nay giống Thoại Ngọc Hầu, Lê Văn Duyệt ngày trước. Chưa kể ông Hải còn kém hơn Thoại Hầu về chính trị nhân dân. Thoại Hầu đào kinh Vĩnh Tế được lòng dân, còn ông Hải phá Thủ Thiêm mất lòng dân.

Bối cảnh chính trị như nhau mà còn kém ở chỗ lòng dân, chết có gì đáng ngạc nhiên.

H.M



Không có nhận xét nào