CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN Xưa sau 1000 năm đô hộ giặc Tàu, khởi nghĩa Hai Bà Trưng cùng với các quan lang như Thi Sách... (do chính quyền đô hộ dựng ...
CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN
Xưa sau 1000 năm đô hộ giặc Tàu, khởi nghĩa Hai Bà Trưng cùng với các quan lang như Thi Sách... (do chính quyền đô hộ dựng lên theo kế sách dùng người Việt trị người Việt) đã mang lại độc lập trở lại cho nước Việt. Người ta còn gọi khởi nghĩa này là khởi nghĩa Mê Linh.
Sau đó phương Bắc sai tướng Mã Viện sang đánh. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị thất bại. Mã Viện sai tập trung kim khí trong nước Việt để đúc cột đồng. Mã Viện nói “cột đồng mất, Giao Chỉ diệt”.
Mấy ngàn năm sau với nhiều thăng trầm lịch sử, nước Việt tuy độc lập về lãnh thổ nhưng lại vẫn chưa đủ độc lập trong chính trị. Con cháu của Mã Viện sinh nở hậu đại trong triều đình ta. Gọi tên chung của họ là Mã Truy Phong. Thi Sách cũng để lại hậu duệ, gọi là Thi Phá.
Mã Truy Phong lớn lên, chui sâu leo cao vào làm một trong các đầu nậu của băng Liếm Bùa, nhớ tới cột đồng của tiên tổ mà nghiến răng kèn kẹt. Nhiều lần Mã thề sẽ nối tiếp di nguyện xưa của tiền nhân. Nghe bọn Thi Phá nói cột đồng thì mắc mà làm thì khó ăn chia, Mã bèn làm cột bê tông.
Mã Truy Phong sau khi móc nối được với tổng đốc, tuần phủ, thượng thư và bọn Thi Phá... của băng Liếm Bùa bèn phất cờ khởi nghĩa để phá hoại nước Nam và làm mất uy tín băng Liếm Bùa. Từ đó Mã đắc chí lắm, tự đặt tên cho công cuộc của mình là khởi nghĩa Cát Linh.
Băng Liếm Bùa giờ mỗi ngày đóng lãi gần 2 vạn lạng bạc để giữ khởi nghĩa Cát Linh. Các học sĩ nói muốn ngày có 2 vạn lạng đóng lãi (chưa kể tiền chi phí khác) thì xe ngựa phải chạy được 10 vạn lạng. Thu giá mỗi vé là 3,5 xu. Bao nhiêu người cưỡi xe ngựa một ngày mới đủ khắc phục hậu quả của khởi nghĩa Cát Linh ?
Thi Phá sau khi bắt tay với Mã Truy Phong làm khởi nghĩa Cát Linh xong thì trà trộn vào nhân dân để mọi người lãng quên đi.
Riêng về Mã Truy Phong thì khởi nghĩa Cát Linh xong Mã bèn quất ngựa truy phong về Bắc. Trước khi về Mã cũng nói giống tiên tổ “Cát Linh mất, Giao Chỉ diệt”.
H.M
Truyện dân gian nghe kể trong lần ra Bắc tháng trước.
Không có nhận xét nào