Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

FORMOSA CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN KHI ẤN ĐỘ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

FORMOSA CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN KHI ẤN ĐỘ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM Vào tháng 9/2018, Bộ Thương mại Thép ...

FORMOSA CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN KHI ẤN ĐỘ CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

Vào tháng 9/2018, Bộ Thương mại Thép Ấn Độ đề xuất tăng thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép lên 15% so với mức cũ từ 5 - 12,5%. 

Ngày 02/4/2019, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ - DGTR đã khởi xướng điều tra áp dụng biên pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cuộn phẳng mạ nhôm kẽm có nguồn gốc hoặc xuất khẩu từ Tàu cộng, Nam Hàn và Việt Nam. Thời kỳ điều tra - POI là từ 01/10/2017 đến 30/9/2018.

Ấn Độ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam nhắm tới trong đó nổi bật là Công ty Formosa Hà Tĩnh. Theo số liệu của Hải quan Ấn Độ thì trong 8 tháng đầu năm 2018, Ấn Độ đã nhập 97.400 tấn sắt thép các loại từ Việt Nam.

Theo dự báo thì nhu cầu thép mà Ấn Độ phải nhập vào những năm tới sẽ xấp xỉ 10 tỉ USD/năm. Hiện nay Ấn Độ nhập khẩu thép chủ yếu từ Nhựt Bổn, Nam Hàn, Tàu cộng, Nam Phi, Malaysia, Nga,  Indonesia,... và bạn hàng Việt Nam được xem là bạn hàng tiềm năng. Tuy nhiên duy chỉ có 2 quốc gia là Nhựt Bổn và Nam Hàn có thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ nên trong bất kì tình huống nào cũng không bị ảnh hưởng.

Chính vì Ấn Độ là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thép các loại nên bất chấp thảm họa môi trường biển Việt Nam do Formosa gây ra trong năm 2016, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn "ưu ái" cho Formosa để nó dựng tiếp lò cao số 2 nâng công xuất sản xuất lên 6 triệu tấn thép/năm. Số lượng thép này của Formosa không xuất sang Mỹ mà lại xuất ở các thị trường Đông Nam Á và chủ lực là Ấn Độ.

Vì vậy khi Mỹ áp thuế lên thét Việt Nam hơn gần 500% thì Formosa không bị tác động trực tiếp nhưng gián tiếp là có do thép Nhựt, thép Hàn cũng bị Mỹ đánh thuế buộc họ quay sang tập trung vào thị trường Ấn Độ hòa với dòng thép Việt Nam không phải của Formosa cũng quay về Ấn Độ để bóp hẹp thị phần của Formosa tại Ấn Độ.

Riêng việc là công ty JSW Steel coated Products Limited của Ấn Độ cho rằng sản phẩm thép bị điều tra có xuất xứ từ Việt Nam đang bị bán phá giá vào thị trường Ân Độ và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước thì đây đúng là "hạn Sao Quả Tạ" cho ngành thép Việt Nam nói chung và Formosa Hà Tĩnh nói riêng.

Theo phía nguyên đơn là công ty JSW Steel coated Products Limited của Ấn Độ thì Việt Nam "không phải là nền kinh tế thị trường" nên cơ quan điều tra đề nghị các nhà xuất khẩu cung cấp thêm các thông tin về chi phí, nguyên liệu đầu vào, nhân công, sản lượng sản xuất, đầu tư ... để tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá vấn đề này. Trước các điều kiện tiên quyết này do phía Ấn Độ đặt ra thì tui bảo đảm chắc chắn 100% thép Việt Nam mà cụ thể là thép của Formosa bị knockout ngay vòng gửi xe bởi tất cả các bằng chứng về việc "bảo kê, ưu ái" cho Formosa sờ sờ ra đó thì dẫu có đui Ấn Độ cũng thấy mờ mờ.

Việc Ấn Độ nối gót Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép của Việt Nam mà nổi trội là Hòa Phát, Formosa đúng là hung tin cho ngành thép Việt Nam nói chung và Formosa nói riêng. Việc Formosa Hà Tĩnh cố đấm ăn xôi dựng thêm lò cao số 2 để nâng công suất lên 6 triệu tấn/năm là một bài toán kinh tế đã được Formosa dự đoán, tính toán kỹ lưỡng với thị trường tiềm năng là Ấn Độ vì quốc gia này đang gia tăng nhập thép phục vụ cho phát triển hạ tầng và đổ gia dụng khi nền kinh tế nước này đang bứt phá vào top siêu cường kinh tế.

Nay thì Ấn Độ cũng giống Mỹ, cũng "trái gió trở trời" trong lãnh vực chống bán phá giá mà mặt hàng sắt thép là tiên phong. Điều này làm cho "luận chứng kinh tế kỹ thuật" của Formosa Hà Tĩnh bị phá sản bởi các chỉ số tính toán đặc trưng như chỉ số nội hoàn - IRR đã bị thay đổi, sai khác hoàn toàn giữa thực tế hiện tại và lý thuyết tính toán thời kỳ sơ khai. 

Đau nhứt cho Formosa là "giá như mọi bất lợi bùng phát trước khi Formosa quyết định dựng thêm lò cao số 2 thì hay biết mấy". Đằng này khi Formosa đã vay mượn, ném tiền vào hoàn tất lò cao số 2 thì ông Trump lù lù xuất hiện kéo theo ông Modi phải phòng vệ thương mại chánh đáng làm cho lò cao số 2 kể cả lò cao số 1 của Formosa thành "huyệt mộ chôn vốn". Bị đánh thuế chống bán phá giá thì sản xuất ra sẽ làm mọi vì không lời nhưng không sản xuất thì vẫn trả lãi vay nhà băng. Gieo gió gặt bão là đây./.

Tran Hung.



Không có nhận xét nào