Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIỚI TRẺ HONG KONG HIỂU VẤN ĐỀ HỌ ĐANG ĐỐI MẶT SÂU SẮC RA SAO

Người trẻ ở Hong Kong hiểu vấn đề họ đang đối mặt sâu sắc ra sao.  Tâm thế của cuộc biểu tình của người trẻ Hong Kong suốt cả tháng 7 không ...

Người trẻ ở Hong Kong hiểu vấn đề họ đang đối mặt sâu sắc ra sao. 

Tâm thế của cuộc biểu tình của người trẻ Hong Kong suốt cả tháng 7 không dừng lại ở sự phẫn nộ trước dự luật dẫn độ. Ngày 1/7 biểu tình ôn hòa đã thành bạo lực, khi họ phá nhà quốc hội Legco. 

“Nghèo nàn, không căn hộ, không dân chủ”

Tác giả bài viết này phỏng vấn nhiều người, ở đó giải thích nhiều tầng vấn đề khiến người trẻ Hong Kong giận dữ đến vậy. 

Một số người trẻ viết trên một diễn đàn tên LIHKG (giống Reddit) rằng: “Tình trạng làm việc nghèo nàn, không có căn hộ, không có dân chủ - những gì rất bình thường ở nhiều quốc gia khác giờ thiếu vắng ở Hong Kong.” 

Đoạn viết trên đi cùng với những con số, dù tỷ lệ thất nghiệp ở Hong Kong nói chung là thấp, thì tỷ lệ đó trong người trẻ lại cao đáng chú ý. 7% người trẻ từ 20-24 tuổi không còn đi học đang bị thất nghiệp, tương đương với 16.700 người. 

Trong khi đó, giá nhà của Hong Kong đ4 tăng đến mức kỷ lục thế giới, hố sâu khoảng cách thu nhập của Hong Kong vào năm 2016 đã là cao nhất trong 45 năm qua. 

“Một số người trẻ thực sự không thấy tương lai ở Hong Kong”, Naomi Ho Sze-wai, một nhân viên xã hội và người tổ chức của nhóm Vận động Chính sách Trẻ nói. 

Ngoài bóng ma hiện hữu của áp lực kinh tế và việc làm, một giáo sư trưởng Khoa của Đại học Giáo dục giải thích “Sự phẫn nộ của người trẻ không bắt nguồn từ những lo lắng với cuộc sống cá nhân mà vì những giá trị phổ quát mà họ theo đuổi và sự mất lòng tin của họ với chính quyền địa phương và trung ương.” 

Trước đó vào ngày 12/7, trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam ói trên TV: “Hãy giả định như vầy. Tôi cũng là một người mẹ. Tôi có hai con trai. Nếu tôi để con tôi tự ý làm mọi thứ nó muốn bất kể khi nào nó hành động như vậy, ví dụ như khi nó không muốn học, thì mọi thứ giữa hai chúng tôi có thể ổn về ngắn hạn. Nhưng nếu tôi dung túng cho hành vi bướng bỉnh đó, con tôi có thể hối hận khi nó lớn lên.” 

Câu tuyên bố này của bà Carrie Lam đã thể hiện sâu sắc cách chính quyền Hong Kong nhìn công dân của họ: “Coi dân như con” - một quan điểm kiểu Trung Quốc thời xưa, và không nhìn công dân như những “đối tác”mà mình phục vụ khi mình là lãnh đạo nhà nước do họ bầu lên. 

Người trẻ Hong Kong theo đuổi những giá trị dân chủ phương Tây từ khi họ sinh ra - khác với giá trị của đại lục. Họ đã đáp trả bằng khẩu hiệu “Carrie Lam không phải mẹ tôi”. 

Bất tín nhiệm 

Hai năm trước khi bà Carrie Lam Cheng Yuet tranh cử, bà cam kết “Chúng ta kết nối” với người trẻ thành phố. Và người trẻ đã cho thấy những tuần vừa qua, họ và chính phủ của bà thực ra chẳng hề có kết nối gì hết. 

Chính quyền Hong Kong đã tìm cách chặn không cho tiếng nói của người trẻ được nghe thấy. “Đề án thử nghiệm cho người trẻ tự ứng cử” vào ủy ban và nhiều hội đồng cố vấn bị người trẻ dán nhãn là “show diễn chính trị”. 

Một nữ sinh y tá kể lại trải nghiệm khi cô cố gắng đăng ký tự ứng cử vào đề án này: “Rất khó để gia nhập, và với tôi có vẻ nó có những quy tắc ngầm.. họ tìm ai đó chịu nghe lời. Có quá nhiều kiểm duyệt.” 

Dường như mọi mô mình mà chính phủ Hong Kong đưa ra để “đối thoại” với người trẻ đã không hoạt động, hoặc hoạt động dưới mô thức khiến họ hoàn toàn bất tín nhiệm. Từ năm 2014, Bắc Kinh đã đưa ra mô hình bầu cử trưởng đặc khu - và mô hình này đã ngăn chặn người trẻ không cho họ tham gia vào hoạt động chính trị. 

Những người đang được chỉ định lãnh đạo ở Hội đồng Phát triển Giới trẻ của Hong Kong được mô tả là “những người trung niên, là quan chức lớn và đã có quan điểm sẵn” rồi. Họ không đại diện cho hình ảnh và tiếng nói cũng như quyền lợi giới trẻ như những người trẻ nhận định. 

Đối thoại hay không đối thoại?

Tuy nhiên, người trẻ Hong Kong - như đã nói ở trên - trưởng thành hơn rất nhiều so với thế giới suy nghĩ về họ chỉ là kẻ bạo động hay những “đứa con bướng bỉnh” mà bà trưởng đặc khu từng vỗ đầu giảng dạy. Đó là khi Carrie Lam đề nghị có một cuộc gặp với các lãnh đạo sinh viên đầu tuần này, họ đã từ chối. 

Bà Christine Loh Kung-wai đề nghị rằng thành phố phải có đối thoại kéo dài nhiều tháng để cư dân cùng nhau chia sẻ và chữa lành những thương tổn vì cuộc khủng hoảng chính trị chia rẽ đó gây ra, chứ không phải gặp mặt lãnh đạo sinh viên gì hết. Bà Christine là sáng lập của Đảng Công dân và là nhà sáng lập Tổ chức Giám sát Nhân quyền của Hong Kong

Bà nói: “Một cuộc tranh luận chỉ là show diễn chính trị vì tất cả các bên chỉ khẳng định lại vị thế của họ. Chúng ta phải lắng nghe những người không đồng tình với ta. Sự thật tồn tại ở tất cả các bên.” 

Bà cũng đề nghị rằng trường đại học sẽ là nơi tổ chức đối thoại, để mọi người có thể bày tỏ sự lo lắng và cả giận dữ - và có các nhóm chuyên gia tìm giải pháp trước xung đột để tìm ra lối đi tốt nhất. 

Đây là cách giải quyết vấn đề hoàn toàn khác với khi ta chứng kiến các biểu tình chính trị diễn ra trên thế giới. Hai phe thường có những cuộc đàm phán mà ở đó các lãnh đạo nhóm tự ý thỏa hiệp điều họ muốn, và [có nguy cơ] phải bội ý chí người dân. Những nhóm xã hội dân sự ở Hong Kong lại theo đuổi đến cùng tiêu chí dân chủ mà họ đã ủng hộ từ trước khi các đợt biểu tình diễn ra. Thông điệp trên thể hiện rất rõ: đối thoại không phải để thỏa hiệp phe phái, mà đối thoại là để tìm ra giải pháp cho người dân. 

Bạn nữ y tá cuối bài viết nói: “Chúng tôi chỉ cố gắng bảo vệ nơi chúng tôi sống, bằng cách tốt nhất mà chúng tôi biết.”… đó là cách họ đang đối thoại với cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở thành phố của họ. 

Đó là cách duy nhất họ bảo vệ quê nhà…

Phạm Lan Phương



Không có nhận xét nào