INDO-PACIFIC (phần 5, bản dịch nguyên văn) 2.4. Sự phổ biến của những thách thức xuyên quốc gia Khu vực Indo-Pacific tiếp tục trải qua rất ...
INDO-PACIFIC (phần 5, bản dịch nguyên văn)
2.4. Sự phổ biến của những thách thức xuyên quốc gia
Khu vực Indo-Pacific tiếp tục trải qua rất nhiều thách thức an ninh tầm xuyên quốc gia như: khủng bố, mua bán vũ khí bất hợp pháp, buôn lậu thuốc, buôn lậu con người và động vật hoang dã, cướp biển cũng như là những dịch bệnh nguy hiểm, sự gia tăng vũ khí và những thảm họa thiên nhiên.
Nhiều tổ chức khủng bố, bao gồm Nhà nước hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS), hoạt động ở khắp các quốc gia trong khu vực. Đường biển tập nấp ở khu vực Indo-Pacific là mục tiêu để những tên cướp biển thực hiện cướp hàng hóa hoặc giữ tàu và thủy thủ để nhận tiền chuộc. Những tàu đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý cũng làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và hòa bình của khu vực.
Là một khu vực gần như sẽ bị động đất và núi lửa khi nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực Indo-Pacific thường xuyên gánh chịu những thảm họa thiên nhiên như: lụt lội, bão, động đất và núi lửa, cũng như là những hậu quả tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Một vấn đề đáng quan tâm khác là sự quản trị yếu kém và thiếu tự do của các các quốc gia. Những chính phủ không hành động kịp thời với ý chí của nhân dân thì sẽ dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
Ví dụ, sự thụt lùi dân chủ ở Campuchia đang diễn ra từ năm 2017, khi mà đảng cầm quyền cấm các hãng truyền thông độc lập và giải tán đảng đối lập chính.
Thêm nữa, Mỹ vẫn quan tâm những báo cáo nói rằng Trung Quốc đang cố gắng thành lập căn cứ quân sự và sự hiện diện quân sự trên bờ biển của Campuchia, sự phát triển này sẽ tạo ra thách thức với an ninh khu vực và là một tín hiệu cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng trong chính sách ngoại giao của Campuchia.
Tại Burma, việc thiếu nền dân chủ mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho những sự tàn bạo vi phạm nhân quyền được thực hiện bởi các lực lượng an ninh Burma tại khu vực miền Bắc bang Rakhine kể từ tháng 08/2017, và tạo ra sự bất ổn trong khu vực, với hơn một triệu người Rohingya di cư hiện đang ở tại Bangladesh.
Mỹ được khuyến khích bởi các yếu tố tích cực ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á rằng những tổ chức dân chủ đang trên đà đi lên và cải thiện nhanh chóng tính minh bạch, trách nhiệm và những giá trị dân chủ.
Những yếu tố này bao gồm tự do truyền thông, quân đội do lực lượng dân sự kiểm soát, những cuộc bầu cử tự do và công bằng tại Philippines, Malaysia và Indonesia, những quốc gia vốn từng có chế độ độc tài trong quá khứ.
Tại Nam Á, Sri Lanka và Maldivies cũng đang trên quỹ đạo tích cực. Tại Sri Lanka, sau 25 năm mâu thuẫn, chính phủ nước này đã chuyển sang thể chế cộng hòa nghị viện và đa đảng với một cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tự do.
Hệ thống chính trị này gặp thách thức với cuộc tranh luận pháp lý cuối năm 2018. Tuy nhiên, cuối cùng thì các đảng đã tôn trọng quy định của tòa án tối cao là trở lại những tiến trình dân chủ và quy tắc thông thường, và quân đội đã không can thiệp trong suốt cuộc tranh luận này.
Cuộc bầu cử mang tính lịch sử của Cộng hòa Maldivies vào năm 2018 – với hơn 90% dân số có quyền bầu cử tham gia – đã giới thiệu tổng thống mới với nghị trình tăng cường cải cách để khuyến khích truyền thông tự do, một nền tư pháp độc lập và hệ thống quản lý tài chính công minh bạch.
3. Lợi ích quốc gia của Mỹ và chiến lược quốc phòng
3.1. Lợi ích quốc gia của Mỹ
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017 của Mỹ dựa trên tầm nhìn rằng hòa bình, an ninh và thịnh vượng phụ thuộc vào những quốc gia mạnh và có chủ quyền tôn trọng công dân trong nước, đồng thời hợp tác phát triển hòa bình ở nước ngoài.
Điều đó dựa trên niềm tin rằng sự lãnh đạo của Mỹ nhằm quảng bá những nguyên tắc rộng lớn này là lực lượng lâu dài đem lại điều tốt đẹp cho thế giới.
Vì vậy, Bộ quốc phòng Mỹ đang làm việc để ủng hộ những lợi ích quốc gia lâu dài của Mỹ, như diễn đạt trong Chiến lược an ninh quốc gia này:
1. Bảo vệ người Mỹ, nước Mỹ và phong cách sống của Mỹ;
2. Quảng bá sự thịnh vượng của Mỹ thông qua những mối quan hệ kinh tế công bằng và hỗ trợ lẫn nhau, giải quyết sự mất cân bằng trong thương mại;
3. Gìn giữ hòa bình thông qua sức mạnh bằng cách xây dựng lại quân đội để tiếp tục duy trì sức mạnh lớn nhất, và kêu gọi những đồng minh và đối tác chia sẻ công bằng những gánh nặng trách nhiệm để bảo vệ chống lại nguy cơ chung;
4. Tăng cường sự ảnh hưởng của Mỹ bằng cách cạnh tranh và dẫn đầu trong những tổ chức đa phương để bảo vệ lợi ích và những nguyên tắc của Mỹ.
Trong lúc những lợi ích này mang tính toàn cầu, chúng chấp nhận sự gia tăng đáng kể trong khu vực có tầm quan trọng về kinh tế và chính trị như khu vực Indo-Pacific.
3.2. Chiến lược quốc phòng của Mỹ
Chiến lược quốc phòng năm 2018 của Mỹ hướng dẫn Bộ quốc phòng ủng hộ chiến lược an ninh quốc gia để:
1. Bảo vệ lãnh thổ;
2. Duy trì vị trí quân đội mạnh nhất trên thế giới;
3. Ưu tiên đảm bảo sự cân bằng sức mạnh ở những khu vực trọng điểm; và
4. Phát triển một trật tự thế giới tạo điều kiện tốt nhất cho an ninh và thịnh vượng của Mỹ.
Cả 2 chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng đều khẳng định khu vực Indo-Pacific là quan trọng đối với việc duy trì sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Nước Mỹ cố gắng giúp đỡ xây dựng Indo-Pacific là khu vực mà chủ quyền và sự thống nhất lãnh thổ được bảo vệ, thực hiện lời hứa đem lại tự do và sự thịnh vượng cho tất cả các bên. Mỹ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia để đạt được tầm nhìn này.
Chiến lược quốc phòng ảnh hưởng đến cách thức Mỹ cùng làm việc với các nước láng giềng bên trong và bên ngoài khu vực Indo-Pacific để giải quyết những thử thách chính trong khu vực.
Nhận định chính của Chiến lược quốc phòng là lợi thế quân sự của Bộ quốc phòng so với Trung Quốc và Nga đang bị mất dần, và nếu không được giải quyết đầy đủ, điều này sẽ làm giảm khả năng ngăn ngừa tấn công và chiếm đóng của Mỹ.
Khi sự cân bằng sức mạnh trong khu vực bị chuyển đổi tiêu cực có thể làm cho các đối thủ cạnh tranh thách thức và phá hủy trật tự cởi mở và tự do vốn đang ủng hộ sự thịnh vượng và an ninh cho Mỹ, các đồng minh và đối tác. Để giải quyết thách thức này, Bộ quốc phòng đang phát triển lực lượng Liên quân thiện chiến hơn, cơ động hơn và sáng tạo hơn, và đang tăng cường hợp tác với nhóm mạnh mẽ gồm các đồng minh và đối tác.
Những thử thách mà các nước đang đối mặt tại khu vực Indo-Pacific vượt xa những điều mà một quốc gia có thể tự giải quyết. Bộ quốc phòng Mỹ cố gắng hợp tác với các đồng minh và đối tác có cùng mối quan tâm để giải quyết thách thức chung.
Mỹ thừa nhận rằng các đồng minh và đối tác là lực lượng kết hợp làm gia tăng hòa bình và trao đổi thông tin, đem lại lợi thế bền vững, khác biệt và lớn hơn mà không đối thủ hoặc kẻ thù nào có được. Chúng tôi cố gắng đưa ra những cơ cấu tổ chức cho phép từng đội quân riêng lẻ có thể làm việc cùng nhau – gia tăng ảnh hưởng đến những lực lượng kết hợp hiệu quả, những suy nghĩ độc đáo, những mối quan hệ khu vực và khả năng truyền đạt thông tin.
Thực hiện những bước được lên sẵn kế hoạch trong lĩnh vực này sẽ cho phép chúng tôi nâng cao khả năng của tập thể để cạnh tranh, ngăn ngừa và nếu cần thiết thì chiến đấu và cùng nhau chiến thắng.
Nhóm dịch giả
#indopacifictiengviet
Không có nhận xét nào