INDO-PACIFIC (phần 6, bản dịch nguyên văn) 4. DUY TRÌ ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU TRONG KHU VỰC Chiến lược quốc phòng hướn...
INDO-PACIFIC (phần 6, bản dịch nguyên văn)
4. DUY TRÌ ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU TRONG KHU VỰC
Chiến lược quốc phòng hướng dẫn Bộ quốc phòng cải thiện tính thiện chiến, tăng cường đồng minh và mở rộng không gian cạnh tranh. Trong ngữ cảnh chiến lược Indo-Pacific của Bộ Quốc phòng điều này chuyển đổi thành việc theo đuổi sự chuẩn bị, mối quan hệ đối tác và nâng cao mạng lưới kết nối khu vực.
4.1. DÒNG NỖ LỰC 1: SỰ CHUẨN BỊ
“Nền tảng thống nhất của Chiến lược quốc phòng 2018 cho phép kết hợp mạnh mẽ các yếu tố: khả năng làm việc nhóm, nguồn lực và mạng lưới tốt nhất các đồng minh và đối tác để tăng cường chấp nhận chia sẻ những gánh nặng của an ninh quốc tế. Chiến lược quốc phòng cũng khuyến khích sự ủng hộ giữa Bộ quốc phòng, các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và quốc hội” – Quyền Bộ trưởng quốc phòng Shanahan, giải trình tại Ủy ban quân vụ hạ viện ngày 26/03/2019.
“Chúng tôi đang thích nghi để chiến đấu với đối thủ cùng tầm mức. Lực lượng quân đội của chúng tôi đang học cách mong đợi được tranh đua trong suốt cuộc chiến….Chúng tôi đang thay đổi quan điểm, làm việc đạt lấy lại những lợi thế và hướng đến sức mạnh. Các mối quan hệ đồng minh và đối tác là trung tâm của những nỗ lực cạnh tranh này” – Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh khu vực Indo-Pacific, Randall G.Schriver, phát biểu tại trường quan hệ quốc tế Elliot ngày 07/02/2019.
Chiến lược quốc phòng hướng dẫn Bộ quốc phòng sử dụng nguồn lực theo cách tăng tính thiện chiến, tính cơ động, phản ứng nhanh và sẵn sàng của lực lượng liên quân. Nguồn lực này phải kéo dài những hoạt động thuê lực lượng ngắn hạn và đầu từ dài hạn để hiện đại hóa và thiết lập lại quân đội Mỹ.
Bộ quốc phòng đang phát triển khả năng sáng tạo và quan điểm hoạt động để giải quyết những vấn đề hoạt động đặc biệt. Điều này cũng liên quan đến nhận định những cách thức mới và khác biệt để cập nhật và sử dụng những hệ thống được thừa kế lại.
Sự thử nghiệm và những bài tập để thử những khái niệm và khả năng chiến đấu đang phát triển giúp tạo ra một chu kỳ thuận lợi khuyến khích thêm những sự sáng tạo và những ý tưởng. Có nhiều thử nghiệm và bài tập trong số này đang được thực hiện cùng với các đồng minh và đối tác để đảm bảo chúng ta có thể thử nghiệm và cải thiện khả năng trao đổi thông tin trong các hoạt động kết hợp chung.
Chiến lược quốc phòng gián tiếp thừa nhận rằng viễn cảnh tiềm năng quan trọng nhất sẽ xuất hiện bên ngoài biên giới của các đối thủ. Nếu các đối thủ quyết định đạt được lợi ích bằng vũ lực, họ có thể có được lợi thế quân sự tại địa phương ở thời điểm bắt đầu mâu thuẫn.
Trong tình thế “việc đã rồi”, những đối thủ sẽ nhanh chóng cố gắng sử dụng năng lực để đạt được những mục tiêu có giới hạn và ngăn chặn sự đáp trả của Mỹ và các đồng minh, đối tác. Để giải quyết các thách thức nghiêm trọng này, Bộ Quốc phòng đã đưa ra các kế hoạch về sử dụng vũ lực, ứng phó khủng hoảng, phát triển lực lượng và khái niệm chiến đấu, hợp tác với các đồng minh cùng đối tác.
Chiến lược quốc phòng hướng dẫn Bộ quốc phòng tạo nên thái độ sẵn sàng chiến đấu, lực lượng chiến đấu đáng tin cậy cùng với các đồng minh và đối tác, và nếu cần thiết sẽ chiến đấu và chiến thắng. Cách thức này cố tình đưa ra tình huống khó khăn cho các đối thủ rằng họ không thể đạt mục đích bằng vũ lực một cách nhanh chóng, ít tốn kém và dễ dàng được. Các đối thủ bắt buộc phải tìm kiếm lợi ích bằng cách khác “tử tế hơn”, tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế hoặc những quy tắc được công nhận rộng rãi.
Bộ quốc phòng đang thực hiện hàng loạt nỗ lực để cải thiện tính sẵn sàng của Liên quân cho những tình huống khẩn cấp. Ví dụ như kế hoạch của Bộ quốc phòng gồm:
- Đầu tư vào trang thiết bị huấn luyện hiện đại tại tổ hợp vùng Alaska-Pacific (JPARC) để có được môi trường huấn luyện mang tính đại diện và thực tế hơn.
- Đầu tư vào các đơn vị bảo trì và trung chuyển của Lực lượng không quân và không lực hải quân đạt mục tiêu 80% máy bay chiến đấu sẵn sàng tác chiến vào cuối năm tài khóa 2019; và,
- Đầu tư những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại có thể liên lạc với những hệ thống của đồng minh tại Nhật và Úc.
Bộ quốc phòng cũng đang hiện đại hóa lực lượng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh cao nhất. Những ví dụ chứng minh khoản đầu tư chính gồm:
- Tăng tốc độ phát triển và tiến tới có sự hiện diện của lực lượng tác chiến đa miền thuộc bộ binh Mỹ, tận dụng lực lượng SFAB để xây dựng năng lực cho đối tác và tăng cường khả năng những đội quân đa quốc gia, và mở rộng những con đường nối đến Thái Bình Dương để làm sâu sắc mối quan hệ với các đồng minh và đối tác Mỹ;
- Tăng cường khả năng đánh chặn chiến lược cùng với đầu tư vào tàu ngầm mới mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia;
- Mua 110 chiếc máy báy chiến đấu thế hệ thứ 4 và 5 sẽ giúp tăng cường năng lực và cải thiện quy mô;
- Mua khoảng 400 tên lửa không đối không tầm trung hiện đại;
- Mua hơn 400 tên lửa không đối đất;
- Đầu tư vào 2 phương tiện không người lái trên mặt đất, cùng với tên lửa chống hạm tầm xa và tên lửa Tomahawks tấn công chiến thuật trên biển;
- Tăng cường quy mô chiến đấu chống đổ bộ, chống tàu ngầm và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) bằng cách mua thêm 10 tàu khu trục trong các chương trình quốc phòng của năm tài khóa tương lai 2020-2014;
- Đầu tư vào nguồn lực để hỗ trợ tấn công và phòng thủ đối với các hoạt động trên không gian mạng; và,
- Nỗ lực thống nhất, tập trung và tăng tốc độ phát triển chính sách không gian, năng lực và kiến thức để vượt qua những nguy cơ trong tương lai, tạo nên những nguyên tắc ưu tiên ủng hộ không gian, và xây dựng thêm văn hóa chiến tranh không gian.
VỊ THẾ HIỆN TẠI Ở INDO-PACIFIC
Vị thế quốc phòng là biểu hiện thấy được của những ưu tiên và lợi ích quốc gia của Mỹ ở nước ngoài, và tạo nên mạng lưới những lực lượng Mỹ và năng lực được triển khai ở khu vực, cũng những là sự liên kết giữa các căn cứ, cơ sở hạ tầng, cơ sở quân sự và những thỏa thuận quốc tế ủng hộ triển khai lực lượng cả thường trực lẫn trong thời chiến.
Trong khu vực, Bộ tư lệnh Indo-Pacific của Mỹ hiện tại có hơn 200 máy báy chiến đấu, 200 tàu chiến và tàu ngầm, và hơn 370.000 binh sĩ, thủy thủ, lính hải quân, lính không quân, nhân viên dân sự của Bộ quốc phòng và những nhà thầu gắn với từng phạm vi trách nhiệm. Nhật Bản và Hàn Quốc là nơi tập trung lực lượng lớn nhất trong khu vực.
Khoảng hơn 5.000 quân cũng đang có mặt thường trực tại vùng lãnh thổ Guam của Mỹ, là trung tâm chiến lược hỗ trợ hoạt động quan trọng và logistics cho tất cả các lực lượng Mỹ ở khu vực Indo-Pacific. Những đồng minh và đối tác khác thường xuyên có số lượng ít quân đội Mỹ đồn trú là Philippines, Úc, Singapore và đảo Diego Garcia thuộc Vương quốc Anh.
VỊ THẾ TƯƠNG LAI Ở KHU VỰC INDO-PACIFIC
“Các cuộc diễn tập quân sự với sự tham gia của Bộ quốc phòng đã tăng 17% trong 2 năm qua, và doanh số xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã tăng hơn 60% trong 3 năm qua” – Quyền Bộ trưởng Bộ quốc phòng Shanahan, giải trình trước Ủy ban quân vụ Hạ viện ngày 26/03/2019.
Để đạt được mục tiêu chiến lược của Mỹ tại khu vực Indo-Pacific, Mỹ cố gắng phát triển vị thế và cân bằng những năng lực quan trọng từ Nam Á, Đông Nam Á, và các đảo quốc ở nam Thái Bình Dương để có được hình ảnh năng động hơn và đóng góp nhiều hơn cũng như là tiến vào các địa điểm trong khu vực. Ví dụ, như thông báo của Phó Tổng thống Pence vào ngày 16/11/2018, nước Mỹ muốn là đối tác với Papua New Guinea và Úc trong kế hoạch chung tại căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus.
Để vượt qua sự kiểm soát khoảng cách, vị thế ủng hộ và cho phép hệ thống logistic giữa và bên trong các chiến trường phải linh hoạt và cơ động, và định vị trước vũ khí là rất quan trọng. Đặc biệt, Mỹ đang khai thác năng lực chiến đấu ở nước ngoài; dựa trên sự năng động của lực lượng không quân và hải quân; những lực lượng đặc nhiệm có khả năng chiến đấu đặc biệt, khả năng chống tàu ngầm, những đội không gian và không gian mạng được trang bị cho những hoạt động đa miền, và khả năng do thám, giám sát, tình báo đặc biệt và những đầu tư khác. Từ việc tạo ảnh hưởng như hiện tại ở những nước nhỏ, đến việc theo đuổi cơ chế cùng phát triển với các đồng minh và đối tác có năng lực.
Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng những công nghệ có lợi thế dẫn đầu, ví dụ như máy báy chiến đấu thế hệ thứ 5 ở khu vực Indo-Pacific.
Bộ quốc phòng Mỹ cũng đang phát triển khái niệm hoạt động mới để tăng cường tính thiện chiến, phản ứng nhanh và tính cơ động vốn sẽ được thực hiện nhiều hơn thông qua vị thế đang phát triển của Mỹ. Ví dụ, là một phần của khái niệm các hoạt động đa miền, quân đội Mỹ sẽ thử nghiệm lực lượng tác chiến đa miền với ý định tạo ra khoảng thời gian vượt trội tạm thời giữa các miền, và cho phép lực lượng liên quân kiểm soát, nắm giữ và khai thác kế hoạch.
Quân đội Mỹ sẽ thử nghiệm lực lượng tác chiến đa miền thông qua chương trình kết nối Thái Bình Dương để quyết định sự kết hợp năng lực đúng và những vị trí phù hợp.
Hơn nữa, EABO (Expeditionary Advanced Base Operations) là khái niệm hoạt động của lực lượng hải quân Mỹ đang nổi lên để cung cấp sự cơ động và hỗ trợ những hoạt động hải quân bên trong môi trường cạnh tranh.
Khái niệm này chủ ý từ chối hoạt động tự do của kẻ thù, kiểm soát vùng lãnh hải quan trọng, và hỗ trợ những yêu cầu của Lực lượng hải quân và không quân trong Liên quân bằng cách hoạt động từ những địa điểm đơn giản với một tốc độ làm phức tạp tầm ngắm của kẻ thù.
Thêm vào đó, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo vị thế của một lực lượng cho phép Mỹ thực hiện những phạm vi nhiệm vụ bao gồm hợp tác an ninh, xây dựng quy mô cho đối tác, hợp tác về những nguy cơ đa quốc gia cũng như là huấn luyện chung và kết hợp.
Nhóm dịch giả
#indopacifictiengviet
Không có nhận xét nào