Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 7, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HÓA QUAN HỆ ĐỒNG MINH

INDO-PACIFIC (phần 7, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HÓA QUAN HỆ ĐỒNG MINH   1/ NHẬT BẢN ​ Quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật là nền tảng cho hòa bình...

INDO-PACIFIC (phần 7, bản dịch nguyên văn)

HIỆN ĐẠI HÓA QUAN HỆ ĐỒNG MINH
 
1/ NHẬT BẢN
Quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật là nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Indo-Pacific, với Mỹ vẫn duy trì cam kết bảo vệ Nhật Bản và những vùng lãnh thổ do Nhật quản lý. 

Tuy nhiên, khi những tác động an ninh trong khu vực Indo-Pacific tăng lên thì điều quan trọng là quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật phải thích nghi để đáp ứng những thách thức đang đe dọa an ninh và những giá trị chung. Dù là đối phó thái độ bất thường của Triều Tiên hay cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc và Nga, Mỹ-Nhật phải theo đuổi những mục tiêu rõ ràng là duy trì quan hệ liên minh như là lợi thế khác biệt.

​Chiến lược quốc phòng diễn đạt rõ ràng rằng Bộ quốc phòng sẽ ưu tiên và nâng cao quan hệ đồng minh, nhận định quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật là quan hệ quan trọng bậc nhất. 

Trong Hướng dẫn chương trình quốc phòng năm 2018 của Nhật cũng lặp lại thông điệp tương tự, phát triển nền tảng cơ bản là lợi ích an ninh của cả Mỹ và Nhật gắn bó chặt chẽ với nhau. 

Với nhu cầu nhanh chóng giải quyết các mối nguy, xu hướng và công nghệ mới, Mỹ-Nhật đã nhìn thấy sự tiến triển trong hợp tác hoạt động, bảo vệ tài sản chung và cùng nhau lập kế hoạch. Duy trì lợi thế công nghệ mà quan hệ đồng minh cần có để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù cũng là một ưu tiên hàng đầu, với việc Bộ quốc phòng tiếp tục đơn giản hóa việc bán thiết bị quân sự ra nước ngoài cho Nhật Bản và các đồng minh khác, theo đuổi cơ hội cùng phát triển và làm sâu sắc việc hợp tác trong lĩnh vực không gian và không gian mạng.
 
BÁN THIẾT BỊ QUÂN SỰ RA NƯỚC NGOÀI
Chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia nâng cấp việc bán thiết bị quân sự ra nước ngoài là một công cụ cho sự lựa chọn đầu tiên để nâng cao quan hệ đồng minh và thu hút các đối tác mới. Những cải cách đối với hợp tác an ninh và chính sách chuyển nhượng vũ khí thông thường tập trung vào khả năng cải thiện hiệu quả của việc bán thiết bị quân sự ra nước ngoài. 

Mỹ đã thành công trong việc cắt giảm chi phí, cải thiện thời gian xử lý và hạn chế thấp nhất những rào cản chính sách giúp cung cấp công nghệ cho nhóm những đối tác lớn hơn.
VỊ THẾ CỦA MỸ TẠI NHẬT BẢN
Lực lượng Mỹ đóng quân tại Nhật Bản là yếu tố cần thiết cho vị thế của Mỹ trong khu vực. Để giải quyết những nguy cơ chung, tiến tới lợi ích chung và thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp ước hỗ trợ an ninh và hợp tác Mỹ-Nhật – yếu tố chính để duy trì hòa bình và cởi mở cho khu vực Indo-Pacific – Bộ quốc phòng Mỹ vẫn giữ vững cam kết triển khai những lực lượng giỏi nhất và hiện đại nhất đến Nhật Bản. 

Chính phủ Nhật Bản đóng góp tài chính cho việc đồn trú của quân đội Mỹ tại Nhật Bản thông qua một thỏa thuận đánh giá đặc biệt (SMA). Sự đóng góp chiến lược này trực tiếp hỗ trợ tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản.
Bộ quốc phòng Mỹ đã triển khai khoảng 54.000 lính đến Nhật Bản, thuộc các đơn vị: hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, Lực lượng viễn chinh biển III (III MEF) của Quân chủng thủy quân lục chiến Mỹ, cánh thứ 3 của Không quân Mỹ cùng những đơn vị lục quân và đặc nhiệm của quân đội Mỹ. 

Những trang thiết bị hiện đại của quân đội Mỹ tại Nhật gồm: máy bay chiến đấu F-35, MV-22 và CV-22 và tàu sân bay Ronald Reagan. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cũng được trang bị cho đội quân Mỹ tại Nhật Bản, gồm: tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burk, hệ thống radar phòng thủ tên lửa hiện đại và đơn vị phụ trách phóng tên lửa Patriot để ngăn chặn tên lửa đạn đạo. 

Ưu tiên hàng đầu là tăng cường khả năng phối hợp giữa quân Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF), như đã đề cập trong Quy tắc hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật năm 2015. Những hoạt động song phương trong khu vực Indo-Pacific, những nhiệm vụ bảo vệ tài sản chung và tập trận song phương là những lĩnh vực của hoạt động hợp tác giữa quân lính Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.

​Việc cấu trúc lại quân lính Mỹ tại Nhật Bản sẽ giúp lực lượng này được phân bổ hợp lý hơn, tăng cường tính cơ động trong hoạt động và bền vững chính trị. Mỹ đã đạt được nhiều bước biến đáng kể trong kế hoạch tái cấu trúc này, bao gồm: di chuyển máy bay vận tải hàng không CVW-5 của Hải quân Mỹ đến Trạm không quân thủy quân lục chiến Iwakuni, phân bổ những đơn vị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến căn cứ của Không quân và Lục quân Mỹ, trả lại cho chính phủ Nhật Bản hơn 4.000 ha đất tại Okinawa. 

Những bước tiếp theo bao gồm: xây dựng hoàn thành cơ sở Futenma Replacement Facility và trả lại căn cứ Không quân và Lục quân tại Futenma, cũng như là hợp nhất các căn cứ còn lại và trả thêm đất tại Okinawa.
 
​QUẦN ĐẢO BẮC MARIANA (CNMI)​
Bộ quốc phòng Mỹ đang hiện đại hóa lực lượng tại Guam, và tiếp tục duy trì vùng lãnh thổ phía Tây này là vị trí trung tâm chiến lược cho các lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực Indo-Pacific. Việc Bộ quốc phòng Mỹ sắp thành lập Lực lượng đặc nhiệm mặt đất trên biển (MAGTF) gồm 5.000 lính thủy quân lục chiến đóng tại Guam vào đầu năm 2020 chính là phần trọng tâm của kế hoạch tái cấu trúc Mỹ-Nhật. 

Tại Guam, Mỹ có đang sức chứa vũ khí và nguyên liệu lớn nhất ở khu vực Indo-Pacific. Việc di chuyển luân phiên của hải quân Mỹ tại Guam cũng sẽ làm gia tăng phạm vi sức mạnh chiến đấu của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương. 

Tại căn cứ không quân Anderson, Mỹ đã thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa trực thuộc Lục quân Mỹ, có khả năng đáp trả những nguy cơ đang gia tăng, và duy trì sự có mặt liên tục của máy bay ném bơm và năng lực tình báo, giám sát, do thám. Tại Quần đảo Bắc Mariana, Mỹ có thể huấn luyện ở trên không, mặt đất và dưới biển và đang từng bước đảm bảo tính sẵn sàng của Liên quân và gia tăng cơ hội cho huấn luyện đa phương.

​Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp hơn 2 tỷ đô trong tổng số cam kết 3,1 tỷ đô cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc tái cấu trúc lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ chi trả phần còn lại cho việc xây dựng, ước tính khoảng 8,6 tỷ đô, và đang làm việc để có được kết quả thể hiện vị thế của Mỹ ở khu vực Indo-Pacific, cải thiện những cam kết an ninh của Mỹ ở khu vực và trực tiếp đem lại lợi ích cho Guam.

2/ HÀN QUỐC
“Quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn là rất bền chặt – được tạo nên từ máu, định hình những cuộc hành quân kết hợp huấn luyện quân sự trong hơn 65 năm qua, và gắn kết hơn qua thử thách của chiến tranh. Sự hy sinh và những nguyên tắc chung tạo nên quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn và đảm bảo sẽ tiếp tục phát triển” – Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, đại tướng Robert B. Abrams, giải trình tại Ủy ban quân vụ Thượng viện vào ngày 12/02/2019.

​Mỹ vẫn duy trì sự quyết tâm trong các cam kết phòng thủ với Hàn Quốc. Quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn là nền tảng quan trọng nhất cho hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á cũng như là bán đảo Triều Tiên.

​Bộ quốc phòng Mỹ tiếp tục làm việc với Bộ quốc phòng Hàn Quốc để chuyển đổi việc kiểm soát hoạt động thời chiến của Lực lượng phối hợp chỉ huy (CFC) từ chỉ huy Mỹ sang chỉ huy Hàn Quốc. Để đạt được điều này, Bộ quốc phòng 2 nước Mỹ và Hàn Quốc đang đầu tư vào những năng lực quân sự quan trọng nhất để đảm bảo tính sẵn sàng trong phối hợp nhằm đáp trả bất cứ nguy cơ nào đối với liên minh Mỹ-Hàn. Mỹ và Hàn Quốc cũng đang làm việc để nâng cao năng lực của liên minh trong các lĩnh vực không gian, không gian mạng và phòng thủ tên lửa, cũng như là những nỗ lực chống lại những vũ khí hủy diệt hàng loạt.

​Mỹ-Hàn đang cùng nhau nâng cao năng lực tình báo, giám sát và do thám; phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ và được sắp xếp theo nhiều cấp độ; đáp trả thành công những mệnh lệnh phù hợp và kiểm soát những tài sản; có được sự tích trữ cần thiết các vũ khí quan trọng; và nâng cao công cụ dùng để ngăn ngừa, đánh chặn và đáp trả những cuộc tấn công mạng.

​Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục kết hợp huấn luyện chung thông qua những bài tập từ trung tâm chỉ huy cũng như là những bài tập huấn luyện thực địa để đảm bảo tính sẵn sàng và hiệu quả chiến đấu của các lực lượng chung trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực. Bộ quốc phòng Mỹ cũng đang làm việc để khôi phục lại Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc (UNC) để đóng góp vào hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên bằng cách giám sát và duy trì thỏa ngừng bắn năm 1953.
VỊ THẾ CỦA MỸ TẠI HÀN QUỐC
 
​“Lực lượng này thể hiện đầy đủ vị thế để ngăn ngừa tấn công và đánh bại bất cứ kẻ thù nào, nếu cần thiết. Chúng tôi tiếp tục huấn luyện theo đội hình để duy trì tính sẵn sàng cần thiết để chuyển đổi từ vị thế quân sự mạnh thành chiến thắng quyết định trong thời gian ngắn” – Đại tướng Abrams, giải trình tại Ủy ban quân vụ thượng viện ngày 12/02/2019.

Lực lượng chung Mỹ-Hàn, lực lượng duy nhất trong những mối quan hệ quân sự song phương của Mỹ, là sự ngăn chặn mạnh mẽ sự tấn công trên bán đảo Triều Tiên. Trong lúc duy trì sự sẵn sàng cho bất cứ mâu thuẫn nào, Mỹ-Hàn vẫn cam kết cho một thỏa thuận phi hạt nhân đầy đủ, cuối cùng của Triều Tiên và tiếp tục giữ vững hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Bộ quốc phòng Mỹ có 3 đơn vị đặc biệt trên bán đảo Triều Tiên: Lực lượng Hoa Kỳ Hàn Quốc (USFK), Lực lượng phối hợp chỉ huy (CFC) và Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc (UNC). Hàn Quốc đang có 28.500 lính Mỹ và gia đình các binh lính, gồm các đơn vị: quân đội thứ 8 (EUSA) và sư đoàn 2 bộ binh, không quân thứ 7 (7 AF), lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, chỉ huy hoạt động đặc biệt Hàn Quốc (SOCKOR) và chỉ huy lực lượng hải quân tại Hàn Quốc. Năng lực quân sự hiện đại tại Hàn Quốc gồm 2 máy bay chiến đấu F-16 và A-10; một kho dự trữ quân đội chính; một lữ đoàn hàng không chiến đấu (CAB); một lữ đoàn pháo binh dã chiến (FAB); những đơn vị tình báo, giám sát, do thám hiện đại; một căn cứ chỉ huy  công binh lục quân Hoa Kỳ (USACE). 

Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào quốc phòng trong 15 năm qua nhiều hơn so với các thập kỷ trước đó, chi tiêu 2% GDP cho quốc quốc và tăng cường mua vũ khí của Mỹ, như là máy bay chiến đấu KF-16 (phiên bản máy bay F-16 của Mỹ được sản xuất tại Hàn Quốc) và nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot, những chiếc máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache, máy bay chiến đấu F-15K, máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk với nhiều phiên bản, máy bay chiến đấu tấn công chung F-35A. 

Trong tương lai Seoul cũng sẽ mua thêm P-8, những vũ khí hiện đại, nâng cấp tên lửa PAC-3, và máy bay chiến đấu F-16, tất cả sẽ tăng cường khả năng trao đổi thông tin với Mỹ.

Những cải thiện đáng kể cho vị thế của lực lượng Mỹ trong năm 2018 bao gồm tăng cường những vũ khí cần thiết, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) và kho dự trữ cho chiến tranh. Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với Hàn Quốc để trao đổi thông tin về cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) nhằm giải quyết nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên. Trong năm 2017, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc.

Mỹ và Hàn Quốc đã đồng ý Bảng thỏa thuận các biện pháp đặc biệt lần thứ 10 cho phép Hàn Quốc giúp đỡ trong việc cân bằng chi phí lực lượng Mỹ đóng quân trên bán đảo Triều Tiên. Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt này sẽ đảm bảo sự sẵn sàng cần thiết đối với nhân lực và các hoạt động có liên quan, bao gồm đóng góp 9.000 người Hàn Quốc làm việc tại Lực lượng Hoa Kỳ Hàn Quốc (USFK) trong các vị trí quan trọng về bảo vệ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, phản hồi tình huống khẩn cấp và những hoạt động đem đến chất lượng cuộc sống.

Những nỗ lực chung trong xây dựng và hiện đại hóa quân đội đảm bảo lực lượng của Mỹ có được vị thế tốt, được chuẩn bị kỹ càng và hợp lý cho tương lai. Kế hoạch hợp tác đất đai và Kế hoạch kết hợp di dời Yongsan là những thỏa thuận song phương tạo nền tảng cho việc đơn giản hóa hoạt động của Lực lượng Hoa Kỳ Hàn Quốc (USFK) trong lúc trao trả lại những cơ sở hạ tầng và khu đất có giá trị cho chính phủ Hàn Quốc để phục vụ cho sự phát triển trong tương lai. 

Trong năm 2018, Lực lượng Hoa Kỳ Hàn Quốc (USFK) và Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc (UNC) đã di chuyển từ USAG Yongsan đến USAG Humphreys ở Pyeongtaek, kết hợp cùng với quân đội thứ 8 (EUSA) và sư đoàn 2 bộ binh trong những cơ sở hạ tầng hiện đại nhất thuộc cơ sở hạ tầng lớn nhất của Bộ quốc phòng bên ngoài nước Mỹ. 

Bằng cách hợp nhất năng lực ở Pyeongtaek, chủ yếu do Hàn Quốc bỏ tiền ra xây dựng, Bộ quốc phòng Mỹ đã tối đa hóa khả năng duy trì các cam kết an ninh của Mỹ, trả lại phần lớn các thị trấn ở Seoul cho người dân Hàn Quốc để phát triển kinh tế, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ phục vụ cho quân đội Mỹ và thân nhân của họ. 

Từ năm 2003, Lực lượng Hoa Kỳ Hàn Quốc (USFK) đã trả lại 49 địa điểm cho Hàn Quốc đồng thời di chuyển phần lớn lực lượng quân lính và thân nhân quân lính ra khỏi khu vực phi quân sự, và đến gần hơn với những sân bay và cảng biển chính.

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet



Không có nhận xét nào