NÓI THÊM CHO RÕ Đến hôm nay thấy nhiều người quan sát chính trị vẫn cãi nhau như mổ bò về việc Trung-Mỹ đánh nhau, rồi cho là kẻ thắng người...
NÓI THÊM CHO RÕ
Đến hôm nay thấy nhiều người quan sát chính trị vẫn cãi nhau như mổ bò về việc Trung-Mỹ đánh nhau, rồi cho là kẻ thắng người thua.
Thực ra cãi nhau về chuyện thắng thua về việc hai cường quốc cạnh tranh địa chính trị là vô nghĩa. Cái cần thấy là khi đánh nhau thì hai cường quốc sẽ thay đổi chính sách đối nội-đối ngoại làm Việt Nam bị tác động.
Cái mà giới quan sát Việt Nam cần làm là dự báo sự điều chỉnh chính sách của các nước trên bàn cờ, từ đó nêu ra được xu hướng Việt Nam cần đi, Việt Nam phải điều chỉnh những vấn đề gì để hạn chế rủi ro và tận dụng lợi ích.
Vd cuộc đối đầu địa chính trị này, về kinh tế thì Việt Nam cần tập trung chống tránh né thuế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tìm thị trường mới ngoài Trung Quốc. Đề ra chính sách thu hút đầu tư đã chuyển hướng từ Trung Quốc ra ngoài...
Về an ninh quốc phòng thì không có nhiều sự lựa chọn mà buộc phải đứng về phe đồng minh do Mỹ và EU đang dẫn dắt. Đứng về phe đồng minh không phải vì Mỹ thắng-Trung Quốc thua mà là vấn đề khác. Nếu chúng ta không đứng về phe đồng minh thì ta cũng đã mất chủ quyền biển đảo. Nếu ta đứng im đợi họ “giải toả” Biển Đông xong thì lúc đó họ có lý do để không “trả lại” cho chúng ta.
Một câu hỏi đơn giản là “Lúc phe đồng minh kéo nhau đi giải phóng Biển Đông mà ông không tham gia thì giờ ông ở đâu chạy ra mà nói là của mình”.
Về chính trị, Trung Quốc sa vào rắc rối là cơ hội để Việt Nam vùng lên và bắt đầu thử nghiệm cho các bước đi chính trị khác hơn là gần như đi theo các bước chân của Trung Quốc về xây dựng thể chế như lâu nay. Sự đổ vỡ của đường lối đối ngoại-đối nội mang màu sắc Tập Trạch Đông đang diễn ra ở Trung Quốc là một ví dụ trực quan sống động cho Việt Nam tham khảo. Là cơ hội để tự chủ và độc lập chính trị nhiều hơn.
Vài nét như thế để các bạn thấy ra nên tập trung tranh luận vào chuyện VN “đính kèm” theo cuộc chiến Trung-Mỹ. Sau cuộc đối đầu Trung-Mỹ, cái quan trọng không phải các nước lớn thắng thua, mà là có khi Việt Nam lại bỏ lỡ một vận hội nữa.
Lúc đó tất cả đều thua.
H.M
Không có nhận xét nào