SƠ LƯỢC VỀ SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGUYÊN NHÂN VÌ SAO MỸ PHẢI NGĂN CHẶN TIẾN TRÌNH NÀY. Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ vừa đă...
SƠ LƯỢC VỀ SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ NGUYÊN NHÂN VÌ SAO MỸ PHẢI NGĂN CHẶN TIẾN TRÌNH NÀY.
Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ vừa đăng bài viết "Thế kỷ của Trung Quốc?" của giáo sư Hal Brands, Trung tâm các vấn đề toàn cầu Kissinger, Học viện nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế, Đại học Johns Hopkins, Mỹ.
Bài viết cho rằng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc cuối cùng sẽ tác động đến vị thế của Mỹ và vai trò ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á, thậm chí vai trò ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, thậm chí trước đó.
Thách thức Trung Quốc là hiện thực?
Ngay từ năm 1975, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Henry Kissinger từng tiên đoán: "Nếu phát triển theo con đường trước đây, họ (Trung Quốc) sẽ trở thành một thế lực tương đối đáng sợ". Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, các nhà phân tích Lầu Năm Góc lo ngại, nhìn về lâu dài "không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với đồng minh và đối tác của Mỹ, thậm chí bản thân Mỹ”.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chính quyền "Bush cha" nhận định, Washington có thể buộc phải "ngăn chặn hoặc kiềm chế" Bắc Kinh. Đến các năm 1997 - 1998, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho rằng Trung Quốc quyết tâm "tuyên bố mình là nước lớn Đông Á hạng nhất", thậm chí muốn trở thành một nước lớn toàn cầu "ngang hàng với Mỹ vào giữa thế kỷ 21".
Andrew Marshall - nhân vật huyền thoại của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, Mỹ phải chuẩn bị đón nhận "sự cạnh tranh lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò ảnh hưởng và địa vị tại đại lục Âu - Á và vành đai Thái Bình Dương".
Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc từ một khả năng xa vời đã biến thành một hiện thực trước mắt - thời đại này đang đến một cách nhanh chóng. Nhiều năm qua, các nhà chiến lược Mỹ luôn biết thời khắc này sắm đến, nhưng Washington đã không ứng phó một cách cấp bách. Tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này rất quan trọng đối với việc giải quyết thách thức này trong tương lai.
Mỹ giúp Trung Quốc trỗi dậy?
Sau Chiến tranh Lạnh, Washington đã duy trì lực lượng quân sự mạnh tại Đông Á, phần nào là để ngăn chặn Trung Quốc. Từ đó, Mỹ không ngừng cải thiện các liên minh song phương, phát triển quan hệ đối tác sâu hơn với các nước không phải đồng minh, chẳng hạn Singapore và Việt Nam, xây dựng và triển khai năng lực quân sự tiên tiến mới ở khu vực này, đồng thời còn đưa ra khái niệm tác chiến mang tính sáng tạo.
Từ sau vài năm đầu của thế kỷ 21, Lầu Năm Góc từng bước đưa một bộ phận lực lượng trên không, trên biển lớn hơn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được thực hiện âm thầm thời kỳ "Bush con" và được đẩy mạnh thời kỳ Barack Obama. Tất cả những điều này đều không lọt qua mắt của các nhà quan sát Trung Quốc, rất nhiều người chỉ trích Mỹ muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Mỹ không chỉ chưa thể ngăn chặn Trung Quốc một cách có hệ thống, mà còn đã hỗ trợ rất lớn cho sự trỗi dậy của họ. Thông qua mở cửa thị trường Mỹ cho Trung Quốc, đưa Bắc Kinh gia nhập WTO, thúc đẩy chuyển nhượng công nghệ và đầu tư nước ngoài đối với Trung Quốc, Mỹ đã có đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc.
Hơn nữa, Mỹ còn thông qua thúc đẩy Bắc Kinh tham gia nhiều hơn vào giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân, khuyến khích Trung Quốc mở rộng vai trò ảnh hưởng quốc tế.
Đối với các nhà nghiên cứu lịch sử thời kỳ này, hành động của Mỹ gây cảm giác lẫn lộn. Như vậy, tại sao phản ứng của Mỹ đối với sự trỗi dậy của đối thủ cạnh tranh lại đi ngược lại lẽ thông thường?
Một phần nguyên nhân là ở chiến lược được Trung Quốc nhất quán thực hiện trong việc làm lặng sóng các phản ứng mạnh mẽ của Mỹ. Từ cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 cho đến thập niên đầu của thế kỷ 21, Bắc Kinh nỗ lực "giấu mình chờ thời", nhấn mạnh bản thân nỗ lực trỗi dậy hòa bình để tránh xảy ra xung đột khi họ đang miệt mài phát triển sức mạnh quốc gia tổng hợp.
Mỹ đã không phải đối đầu với một đối thủ cạnh tranh có GDP lớn hơn 40% GDP của họ trong hơn một thế kỷ. Nhưng hiện này GDP của Trung Quốc bằng 63% GDP của Mỹ và nhiều khả năng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Giám đốc Tình báo quân đội Mỹ (DIA), trung tướng Robert Ashley viết một bức thư đi kèm một báo cáo về sự gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc “đang chuẩn bị đưa vào sử dụng một số hệ thống vũ khí thuộc hàng hiện đại nhất thế giới”.
Ông còn nói thêm rằng “Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng quân sự năng động, chết chóc với năng lực mở rộng từ trên không, trên biển, trong không gian vũ trụ và không gian thông tin”.
Do vậy có thể nói rằng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là ngăn chặn nguy cơ thế giới này sẽ bị độc tài hóa bởi Trung Quốc sẽ phá hoại tất cả các nền dân chủ và dùng sức mạnh quân sự, tiến hành chiến tranh thế giới để đưa nhân loại nằm dưới gót sắt cai trị của một đội quân viễn chinh chuyên cai trị bằng các chính sách sắt máu và hủy diệt.
Và Việt Nam sẽ là quốc gia thí nghiệm đầu tiên cho hành trình chinh phạt này.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào