NÓI NỐT CHUYỆN CÁI LU, CÁI NGU VÀ SỰ BAO BIỆN DỐI TRÁ. Tôi sẽ chỉ rõ sự bao biện dối trá của tiến sỹ Lu và đám trí thức rởm ở 3 điểm sau: 1...
NÓI NỐT CHUYỆN CÁI LU, CÁI NGU VÀ SỰ BAO BIỆN DỐI TRÁ.
Tôi sẽ chỉ rõ sự bao biện dối trá của tiến sỹ Lu và đám trí thức rởm ở 3 điểm sau:
1- Đánh tráo khái niệm giữa trữ nước và chống ngập. Từ thời xa xưa ông bà ta đã dùng những dụng cụ như chum, vại, ang... để chứa nước sinh hoạt (chủ yếu để nấu ăn và làm nước uống). Hồi đó chưa có nhà mái bằng hay mái ngói để hứng nước mưa nên các cụ vẫn phải gánh nước sông, nước giếng làng về trữ vào chum vại để nấu ăn, cũng vì thế mà những dụng cụ chứa nước này thường được để trước cửa bếp chứ không phải trước cửa nhà như lời tiến sỹ Lu. Sau này sau khi thoát khỏi màn đêm bao cấp những ngôi nhà mái ngói, mái bằng mọc lên người dân bắt đầu xây bể để trữ nước mưa. Nước được hứng từ mái nhà bằng một đường ống nhựa hoặc ống tre. Hồi đó nước mưa sạch nên người dân sử dụng để nấu ăn, tắm giặt... Sau này khi nước máy về tận các vùng nông thôn thì những cái bể chứa nước mưa này vẫn được tận dụng để phục vụ nước sinh hoạt song song cùng nước máy. Những dụng cụ chứa nước như chum, vại, ang, lu dần được thay thế bằng bể, bồn. Không riêng gì ở VN, một số quốc gia khác họ cũng xây bể để trữ nước mưa ví dụ như ở Úc. Vì nước mưa bên đó sạch và nước máy đắt đỏ nên nước mưa có thể tận dụng để rửa xe, tưới cây hay thậm chí là dội toa-let. Túm cái quần lại là cái lu hay bể hay bồn ở nông thôn chưa bao giờ dùng để chống ngập, những dụng cụ đó dùng để trữ nước sinh hoạt thưa bà hội đồng và đám trí thức rởm! Lý do tại sao những cái lu không thể chống ngập thì tôi đã phân tích kỹ ở bài viết trước. Đọc bài đó bà tiến sỹ Lu và đám trí thức rởm chỉ cần dùng tư duy toán học lớp 5 thôi.
2- Đánh tráo khái niệm giữa lu với bồn, bể. Quê tôi người ta chỉ quen gọi là chum vại, cái nào to hẳn thì gọi là ang, thế nên tôi chẳng biết thể tích của 1 cái lu là bao nhiêu. Tôi cứ giả sử cái lu của bà nó to bằng 1 cái ang quê tôi đi thì chưa chắc đã chứa được 1 khối nước. Đám trí thức rởm nói rằng đề xuất của tiến sỹ Lu dựa vào những mô hình ở nước ngoài rồi họ dẫn chứng như ở Nhật người ta cũng chống ngập bằng cách này. Tôn trọng ý kiến đa chiều nên tôi tìm hiểu xem những cái lu bên Nhật nó như thế nào. Vâng, ở Nhật thì cái "lu" đó thực ra là cái bể ngầm khổng lồ chạy dài hàng cây số có chiều sâu hàng chục mét và rộng cỡ hơn 30 chục mét. Khi mưa lớn, nước của thành phố sẽ theo hệ thống cống chảy vào bể ngầm, khi bể đó đầy họ sẽ phải sử dụng một hệ thống bơm cao áp có sức mạnh như 1 động cơ máy bay Boeing 737 để tống nước ra sông. Vì tiến sỹ Lu có làm đề tài liên quan đến dân tộc Malaysia nên tôi cho tiến sỹ Lu cùng đám trí thức rởm thêm 1 ví dụ nữa ở Kuala Lumpur. Cái "lu" ở Kuala Lumpur thực chất là 1 đường hầm dài 9.7km và rộng 13m. Đường hầm này nếu không có mưa thì đó là đường cao tốc. Nếu có mưa thì nó sẽ biến thành bể ngầm chứa nước chống ngập tương tự như cái bể ngầm ở Nhật Bản. Không biết mọi người thế nào chứ bản thân tôi thì cho tiền tôi cũng không dám gọi những cái bể đó là cái lu. Là một người làm khoa học dứt khoát phải phân biệt rõ ràng lu, chậu, chum, vại... cũng giống như là một nhà quản lý dứt khoát phải phân biệt tiền trăm, tiền triệu, tiền tỷ... ấy thế mà tiến sỹ Lu cùng đám trí thức rởm sao lại lập lờ đánh lận con đen giữa lu với bể? Lu là lu mà bể phải là bể chứ hả giời?
3- Đánh tráo khái niệm giữa nông thôn và thành thị. Điều kiện ở nông thôn khác điều kiện ở thành thị. Ở nông thôn không gian sống rộng dãi hơn đô thành nên người ta có thể đặt lu, xây bể. Ở đô thị chật trội với những tòa cao ốc san sát thì bà để lu ở đâu? Bà sẵn sàng đăng đàn miệt thị những người nhập cư lên thành phố mà lại không phân biệt được điều kiện của nông thôn với thành thị thì kể cũng hơi kì?
Dù có mối liên quan nhưng trữ nước khác với chống ngập, lu khác với bể và nông thôn khác với thành thị. Để bao biện cho cái ngu dốt của mình bà cùng đám trí thức rởm đã cố tình đánh tráo khái niệm, bao biện dối trá, đánh bùn sang ao. Làm người ai chẳng có lúc ngu, ai chẳng có lúc nhỡ mồm, dại miệng nhưng sai mà cố tình bao biện thì cái ngu sẽ không bao giờ hết. Bị phê bình, chỉ trích mà lại hù dọa lại người ta thì cái ngu sẽ mãi mãi vững bền.
Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Lãnh đạo tài ba thì non sông đất nước hóa rồng, hóa hổ. Lãnh đạo bất tài thì đất nước sẽ thành chúa chổm, bù nhìn. Chủ quyền biển đảo cũng phụ thuộc vào sự hưng vong của tổ quốc. Sao bất chợt tôi cảm thấy hoang mang...
Sơn Bùi
Không có nhận xét nào