SONG THẤT 7 THÁNG 7 NĂM 1954 HIỂU THÊM VỀ NGÔ TỔNG THỐNG Ngày 07/7/1954 là ngày Ngày 7/7/1954 ông Ngô Đình Diệm thành lập chánh phủ mới với...
SONG THẤT 7 THÁNG 7 NĂM 1954 HIỂU THÊM VỀ NGÔ TỔNG THỐNG
Ngày 07/7/1954 là ngày Ngày 7/7/1954 ông Ngô Đình Diệm thành lập chánh phủ mới với nội các gồm 18 người do ông làm Thủ tướng, một chức vụ được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm.
Tuy nhiên quyền lực của chánh phủ Ngô Đình Diệm bị nhóm Bình Xuyên cùng hai lực lượng chánh trị giáo phái Cao Đài và Hòa nhập chống đối. Quốc trưởng Bảo Đại lại có ý duy trì nâng đỡ các lực lượng đó, nên sau đó có nhiều xung khắc giữa Quốc trưởng và Thủ tướng. Lợi dụng xung khắc giữa Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm, Việt minh đã lôi kéo được số đông dư luận quay sang ủng hộ Việt minh do hồ chí minh cầm đầu.
Nói thêm về nhóm Bình Xuyên do tướng cướp Bảy Viễn, tức Lê Văn Viễn cầm đầu. Bảy Viễn nguyên là một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau nghe lời Hán tặc hồ chí minh nên đã tham gia tổ chức Lực lượng vũ trang kháng chiến chống của Việt minh. Sau đó thấy hồ chí minh không còn trọng dụng nữa vì chanh đã vắt khô nước nên Bảy Viễn quay lại hợp tác với chánh phủ Quốc gia Việt Nam do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng. Quốc trưởng Bảo Đại phong cho tướng cướp Bảy Viễn chức Thiếu tướng Quân lực Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảy Viễn vẫn còn là thủ lãnh của Lực lượng Bình Xuyên kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngảy 7 Tháng 7 năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh thành lập chánh phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Bảy Viễn đòi được tham chánh và đưa ra yêu sách lập chánh phủ mới nhưng bị ông Diệm khước từ vì Bảy Viễn vốn xuất thân là tướng cướp, lại đã từng theo Hán tặc hồ chí minh. Bị ông Diệm khước từ yêu sách, Bảy Viễn cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo lập Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chánh phủ ông Diệm phải có danh sách mới trước ngày 26/3/1955.
Nội các Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4/1955 thì quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.
Trước tình hình chia rẽ sâu sắc mà nguyên nhân là do Quốc trưởng Bảo Đại thiếu dứt khoát với các phe phái đối lập, thân cộng và có tư tưởng "cát cứ". Không thể duy trì thực trạng "năm phe bảy phái, mạnh ai cát cứ" nên tháng 9/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phái Đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu để truy nã Bình Xuyên tại khu vực Rừng Sác. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Cambodia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên. Một lực lượng Bình Xuyên li khai khác do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ tồn tại độc lập mãi đến năm 1960 thì tham gia vào Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tức cộng phỉ Miền Nam.
Sau khi dẹp loạn Bình Xuyên, mâu thuẫn giữa Quốc trưởng Bảo Đại với Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên cao trào. Vì vậy Ngày 06/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý để nhân dân tự quyết bầu chọn Nguyên thủ quốc gia theo nguyện vọng của nhân dân Quốc gia Việt Nam.
Tất cả cử tri đều được phát hai lá phiếu: một lá màu xanh, một lá màu đỏ. Lá phiếu màu đỏ in hình Thủ tướng Ngô Đình Diệm với câu "Tôi bằng lòng truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ". Lá phiếu màu xanh in hình Bảo Đại với câu "Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ". Cử tri phải chọn lấy một và bỏ phiếu vào thùng phiếu. Lá phiếu kia thì bỏ đi.
Kết quả vào ngày 23/10/1955 cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của Quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra và ông Ngô Đình Diệm thắng tuyệt đối. Sau khi đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 26/10/1955 là ngày Quốc Khánh nước Việt Nam Cộng hòa và thành lập Quân Lực Việt Nam Cộng hòa. Cơ sở pháp lý là Hiến ước Tạm thời số 1. Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận chánh phủ Việt Nam Cộng hòa. Tháng 3/1957 chánh phủ tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội Lập hiến và tháng 10/1956 ban hành Hiến pháp nước Việt Nam Cộng hòa. Sau đó ông Ngô Đình Diệm được Quốc Hội bầu làm Tổng thống Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa.
Mâu thuẫn sâu sắc nhứt giữa ông Diệm với Bảo Đại buộc ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để chọn nguyên lý quốc gia là vì thời kì đầu làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, thực tế ông Ngô Đình Diệm không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn được Bảo Đại trọng dụng và Pháp ủng hộ.
Với tư tưởng nặng về chủ nghĩa dân tộc, ông Diệm muốn Việt Nam hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc Pháp lẫn Hảo Đại. Ông cho rằng Pháp đã thất bại trong cuộc chiến chống lại cộng sản cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chế độ thuộc địa đã chấm dứt và những lời hứa hẹn của Pháp về nền độc lập của Việt Nam đã bị phá vỡ. Theo ông Diệm cơ hội duy nhứt cho chánh phủ Quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng còn sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó. Quan điểm của Ngô Đình Diệm là "Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập thì cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp".
Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12/1954 ông Diệm bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương, một cơ quan do Pháp thành lập. Từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân khố Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chánh phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chánh phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp.
Nhưng Pháp và Bảo Đại không bằng lòng với chủ nghĩa dân tộc của ông Diệm vì Pháp không muốn từ bỏ thuộc địa Đông Dương. Vì vậy nhiều lần Pháp đã chỉ thị cho Quốc trưởng Bảo Đại tìm cách phế truất Thủ tướng Ngô Đình Diệm để thay Tướng cướp Bảy Viễn hoặc Nguyễn Văn Hinh làm thủ tướng.
Tới đây chúng ta thấy rõ tại sao gia đình ông Ngô Đình Diệm luôn bị hứng chịu búa rìu dư luận từ các phía, phía Việt minh do hồ chí minh cầm đầu, phía thân Pháp và công thần của cựu hoàng Bảo Đại, các tổ chức tôn giáo thiên về chánh trị với tư tưởng cát cứ. Còn tại sao Đại tá Dương Văn Minh thắng to phiến quân Bình Xuyên trong chiến dịch Hoàng Diệu theo chỉ đạo của thủ tướng Ngô Đình Diệm nhưng sau đó chính tên Việt cộng nằm vùng Dương Văn Minh lại lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm? Rất dễ hiểu vì Dương Văn Minh và Bảy Viễn đều từng là học trò của Hán tặc hồ chí minh thời Việt minh. Dương Văn Minh đánh bại Bình Xuyên của Bảy Viễn là giúp Hán tặc hồ chí minh báo thù tội nghịch phản mà theo ngôn ngữ của Việt minh là ly khai.
Sự kiện Việt cộng nằm vùng Dương Văn Minh mở chiến dịch Hoàng Diệu diệt Bình Xuyên sau này được Việt cộng nằm vùng là Đại tá Phạm Ngọc Thảo có công dẹp cộng phỉ ở tỉnh Kiến Hòa nay là Bến Tre và câu chuyện Phạm Ngọc Thảo bị Việt cộng con Võ Viết Thanh quăng lựu đạn sét diễn tuồng ám sát tên ác ôn Phạm Ngọc Thảo nhưng thực chất Phạm Ngọc Thảo là tên gián điệp nhị trùng, hắn có đẳng cao đến mức đánh lừa cả chánh quyền ông Diệm, lừa cả ông trùm chống nổi dậy người Anh Robert Thompson, tác giả của hàng rào Ấp chiến lược khi Thảo cổ súy ông Diệm và các tỉnh trưởng Việt Nam Cộng Hòa gia tăng hàng rào Ấp chiến lược nhưng lại giấu cộng phỉ bên trong. Để cuối cùng ông Diệm và Mỹ tin tưởng Thảo, giao cho Thảo những trọng trách quan trọng để Phạm Ngọc Thảo đảo chánh lật đổ ông Diệm và sau đó lật đổ ông Nguyễn Khánh nhưng bất thành.
Lịch sử từng thời kì có thể bị phủ mờ, bóp méo bởi truyền thông bẩn - Fake News nhưng sự thật thì mãi mãi là sự thật. Những kẻ rắp tâm hãm hại, phỉ báng ông Ngô Đình Diệm kể cả những người "nhìn việc bằng tai, phán việc bằng mắt mà tim và não bị cách ly hoàn toàn" bởi vì đặt QUYỀN LỢI CÁ NHƠN lên trên LỢI ÍCH DÂN TỘC sẽ có ngày bị lật mặt, bị cắn rứt lương tâm vì đã chơi trò ngậm máu phun người nhắm vào gia đình Ngô Tổng Thống./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào