Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XIN PHÉP TỔNG KẾT… LU. .

XIN PHÉP TỔNG KẾT… LU. . Khoảng một tuần nay tôi vẫn trong lộ trình bước ra khỏi trang FB để dành cố gắng cho những gì “đời” hơn nên ít vào ...

XIN PHÉP TỔNG KẾT… LU.
.
Khoảng một tuần nay tôi vẫn trong lộ trình bước ra khỏi trang FB để dành cố gắng cho những gì “đời” hơn nên ít vào mạng.
.
Hôm nay góp chút gió vào một vấn đề, đó là chuyện cái Lu.
.
Tôi hoàn toàn không muốn góp thêm một lời chỉ trích, phỉ báng nào với vị P.Giáo sư tiến sỹ, thạc sỹ này nữa vì xét thấy ý kiến của anh chị em trên mạng đã đủ.
.
Nhưng tôi muốn thay mặt cộng đồng mạng khép lại vấn đề này bằng 02 nút nhấn sau:
.
Một là tầm nhìn.
Khi tôi tìm ảnh minh họa bài này, kiếm được trong kho ảnh của tôi một tấm ảnh tuyệt vời.
Đó là tấm ảnh chụp mặt tiền của báo Thanh Niên từ năm 2012.
Bài báo lấy lời của một VIP lớn, Thống đốc Ngân hàng quốc gia VN,  như một cam kết, như một tuyên ngôn đầy khí phách 
.
“Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này”!
.
Vâng, đúng như ý chí của vị đại quan và cái tít thần thánh của bài báo kia, khoảng 3 năm sau, hết “giai đoạn này” ngân hàng đổ vỡ hàng loạt, có cái phải bán giá 0 đồng !.
.
Trở lại xa xưa, hồi những năm trước 1964 ở miền bắc có 02 phong trào lớn được “thơ hóa” ghi trên những áp phích vuông tròn bên vệ đường.
.
Một là:
“Mong anh đóng thật nhiều xe
Để cho đòn gánh khỏi đè vai em”
Đó là phong trào chặt cây phá rừng, đóng hàng chục vạn cái xe “kut kit” bằng gỗ, một bánh không có ổ bi (bạc đạn) ở giữa, bản thân nó nặng dư 150 kg, khi vận hành vô cùng khốn khổ, phải cộng vào 150% sức lực của “Tài xế” vốn đang thời đói kém.
Nửa năm sau phong trào này chết non, hàng vạn mét khối gỗ hy sinh oan uổng!.
.
Và:
Anh đen cho má em hồng
Anh đi khai phá cho lòng em vui.
.
Đó là phong trào đẩy dân miền xuôi lên vùng “kinh tế mới” là cách “Đem con bỏ lên rừng” không vốn, không đường, trường, trạm xá rồi sau đó 70% di dân bất đắc dĩ này lại lục tục trở về.
.
Ta thấy gì qua ba câu chuyện trên?
Ít nhất có thể kết luận.
.
Một là những người chủ trương ra những phong trào này đều có ý tốt.
Họ muốn ngân hàng vững bền.
Họ muốn bà con bớt sức lao động.
Họ muốn bà con rời khỏi vùng đất chật người đông, nhiều khó khăn để có một “quê hương mới”.
.
Nhưng, từ “ý muốn” đến thành công là cả một vấn đề, tôi sẽ nói rõ ở phần sau.
.
Vì thiếu tầm nhìn, thiếu những kiến thức sơ đẳng về tài chính, quản trị, về cơ khí, về di dân nên những đại phương án kia đổ vỡ không cứu vãn.
.
Với ví dụ thứ ba, câu chuyện di dân: Hãy nhìn Tổng thống Ngô Đình Diệm thực hiện cuộc di dân vỹ đại năm 1954, đưa gần hai triệu dân qua cự ly gần 2000 km vượt biển vào miền nam sinh sống.
.
Tất cả đâu vào đó sau hai tháng.
.
Từ quy hoạch vùng đặc thù thích hợp. Chọn địa phương đến để vừa tạo lập cuộc sống. Cấp phương tiện sinh sống, mặt bằng sản xuất, các khu dân cư, vừa góp phần phát triển vùng sở tại.
Đáng kể nhất là duy trì những cốt cách văn hóa, lối sống, nghề nghiệp của bà con  để chỉ nửa năm sau, an sinh đã được thiết lập.
Những vùng đất như vậy ở Hố Nai, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang tồn tại, phát  triển bền vững đến tận bây giờ!
.
Thưa các bạn.
Để có một tầm nhìn tốt, phải từ cái tâm, kiến thức và những kinh nghiệm rút đúc từ cuộc sống.
.
Trong câu chuyện cái lu, tôi (thật sự) nghi ngờ kiến thức của vị Phó giáo sư xinh đẹp kia, hình như vị này hồi học cấp hai rất đuối về môn toán nên đã không tính được rằng: mùa mưa ở Nam bộ, kể cả mỗi nhà có 10 cái lu, chứa được 5 mét khối nước, cũng khó mà trở tay cho kịp với những đợt mưa bão vài ngày liền. 
Chưa nói đến hệ lụy khác.
.
Lan man như vậy, không còn là bình luận chuyện cài lu nữa, mà nó lột tả cái tầm nhìn của “Một số không nhỏ” cán bộ quản lý đất nước hiện nay, kể cả vị quan không muốn ngân hàng đổ vỡ…nói trên!.
Hãy tha cho vị Nữ P.Giáo sư tiến sỹ, thạc sỹ  có tầm nhìn không qua mái nhà mình mà hãy để tâm đến các loại “lu” khác.
.
Đích cần đến là từ nay trở đi, mỗi khi cầm lá phiếu bầu, cánh thứ dân nhà ta nên thận trọng hơn.
.
Hai là chuyện “quy hoạch cán bộ”.
.
Tôi biết rất rõ vị P.GS, Tiến sỹ kiêm rất nhiều chức vụ nghe leng keng kia.
Tôi cam kết với các vị một điều giản dị, xác thực, khi cần, kể cả đối chất tay đôi tôi sẽ chứng minh được vị này “|ngồi nhầm chỗ” và “nói nhầm đề tài”.
Lực học, nội dung kiến thức, kinh nghiệm quản trị, kinh nghiệm lãnh đạo của cô này ở một level không cao chứ chưa nói đến ngành học rất xa lạ với chỗ ngồi của cô. 
Nếu phải so trình độ cô này với 50 cử nhân, kỹ sư ngành đô thị ở TP HCM thôi, cô khó lọt vào TOP …10 tính từ dưới lên.
.
Thế nhưng cô vẫn được đặt vào vị trí Trưởng khoa của một trường Đại học !.
.
Cùng lúc đó, cô còn “ôm sô” nhiều cương vị vàng son khác.
Kể cả khi kiến thức, tâm, tầm cô nhỉnh hơn bây giờ 50% thì cô cũng khó mà hoàn thành nhiệm vụ được!.
.
Viết những dòng này, cá nhân tôi chỉ muốn bày tỏ một sự “Dân ngại” rằng: Công tác “quy hoạch” cán bộ lãnh đạo, quản lý đất nước kiểu kiện nay thực sự có vấn đề.
.
Bi kịch lớn nhất của một thể chế là dùng người không xuất sắc, không phù hợp để lãnh đạo những người giỏi hơn!.
.
Nếu Quý bạn có lòng yêu mến, tin cậy tôi, xin các bạn hãy nhất trí khép lại vấn đề loại “ruồi bu” này để hướng về những cái “Đúng quy trình” khác như đường cao tốc bắc nam, BOT..v.v…!.
.
Tiện đây vẫn xin cáo lỗi Quý Bạn hiện tôi không thường xuyên lên mạng nên hãy thứ lỗi khi không hồi đáp các bạn khi trao đổi.
Chào thân ái và …biến!.
15/7/2019
Nguyễn Huy Cường.



Không có nhận xét nào