AI MUỐN CHIẾN TRANH (phần 2) Thế giới đang sang trang mới kể từ bài viết “ai muốn chiến tranh” trước đây với động thái Trung Quốc đưa quân đ...
AI MUỐN CHIẾN TRANH (phần 2)
Thế giới đang sang trang mới kể từ bài viết “ai muốn chiến tranh” trước đây với động thái Trung Quốc đưa quân đội và cảnh sát vũ trang vào Hong Kong. Người Hong Kong dù đổ máu, dù bị đánh đập thương vong nguy hiểm vẫn không lùi bước đã đẩy đảng CSTQ vào thế không còn sự lựa chọn nào.
Một bạn đọc đặt ra cho tôi câu hỏi là Hong Kong sẽ đi về đâu. Tôi nghĩ rằng phía sau câu hỏi đó sẽ là câu Việt Nam sẽ ra sao.
Hội nghị Bắc Đới Hà vừa qua của đảng CSTQ với những thông tin rò rỉ ra cho thấy nội bộ cấp cao của Trung Quốc vẫn lằng nhằng giữa hai phe chủ chiến và chủ hoà. Quyền lực của Tập Cận Bình thống nhất được trong thời bình thì chưa hẳn đã thống nhất được để đẩy Trung Quốc lâm vào thời chiến. Bắt tay với Mỹ để hưởng lợi quá lâu khiến cho nội bộ đảng CSTQ sinh ra một tầng lớp chỉ muốn thái bình hưởng thụ.
Kết quả đó dẫn đến việc Ủy viên Bộ Chính Trị, phụ trách đối ngoại và là cánh tay tin cậy của Tập Cận Bình trong quan hệ với Mỹ đi Trung Quốc gặp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để nối lại đàm phán cấp cao.
Dương Khiết Trì đi Mỹ trước trong bối cảnh hiện nay cho thấy Trung Quốc cần đàm phán với Mỹ hơn là Mỹ cần đàm phán trước.
Trump vừa thông báo sẽ hoãn áp thuế một số mặt hàng trong quyết định đánh thuế 10% tới đây như một động thái để Tập có hi vọng là sẽ nối lại được đàm phán để Tập tiếp tục ưu thế trong đối nội. Nhưng tôi có cơ sở để cho rằng đây chỉ là động thái câu giờ của Mỹ để chuẩn bị kỹ hơn cho bài toán Hong Kong nói riêng và chiến lược Indo Pacific nói chung.
Nghĩa là Trung Quốc lâm vào thế chẳng đặng dừng phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh còn Mỹ chủ động cho việc có nên tiếp tục đẩy ván cờ đến sát miệng hố chiến tranh thêm hay không. Mỹ rút khỏi các hiệp ước hạt nhân và tên lửa toàn cầu cho thấy Mỹ vẫn cứng rắn với quan điểm nếu cần thì có chiến tranh hạt nhân cũng chẳng sao.
Tầng lớp muốn yên vui hưởng thái bình trong nội bộ đảng CSTQ sẽ dựa vào lá bài này của Mỹ để phế truất, hoặc ít nhất là bẻ gãy đường lối hiếu chiến của Tập Cận Bình. Nếu phe này thắng thế trong nội bộ đảng CSTQ thì Hong Kong sẽ dân chủ hơn nhưng vẫn thuộc Trung Quốc và thế giới tránh được một cuộc chiến tranh. Nếu phe này thất thế thì Hong Kong sẽ sụp xuống hố chiến tranh, nghĩa là thế giới sẽ chiến tranh.
Tuy nhiên, bất chấp tranh chấp trong nội bộ đảng CSTQ giữa hai phe chủ chiến và chủ hoà với Mỹ thì quan điểm của hai phe đó về Việt Nam và Biển Đông vẫn không thay đổi nên Dương Khiết Trì đang đi Mỹ để hoà đàm thì tàu thăm dò vẫn tiến vào lại Bãi Tư Chính của Việt Nam. Nghĩa là các phe trong Trung Quốc vẫn thống nhất chung là tránh đánh nhau với Mỹ bây giờ để chuẩn bị cho trận chiến 10 năm sau nếu còn có thể.
Đảng CSVN cũng nên coi chừng việc Dương Khiết Trì mang Hong Kong ra trao đổi với Mỹ về vấn đề Biển Đông của Việt Nam.
Nghĩa là Tập sẽ trả lại cho Hong Kong đường lối dân chủ như trước đây, miễn là xứ này không đòi ly khai, để có đường lùi cho tất cả các bên. Đổi lại là Trump im lặng trước việc Trung Quốc định cư hẳn ở Bãi Tư Chính của Việt Nam lúc này.
Trong tất cả các tin tức u ám trên thì có một tia sáng kèm theo, đó là việc tham mưu trưởng không quân Mỹ và chỉ huy không quân của Bộ Tư Lệnh Indo-Pacific sang thăm Việt Nam. Khác với các cấp tổng thống hay bộ trưởng sang thăm là bàn và ký về đường lối, cấp chỉ huy binh chủng sang thăm thường là bàn phương án tác chiến cụ thể và chi tiết.
Tổng kết lại, ta thấy phía Mỹ thì tất cả nội bộ Mỹ đã thống nhất được một khi nước Mỹ phải lâm vào thời chiến. Còn nội bộ Trung Quốc chỉ muốn chiến khi chắn chắn là phải thắng và giữ ưu thế.
Tương lai của thế giới và của cả Việt Nam bây giờ không chỉ còn nằm trong tay Trump hay Tập mà có khi nằm trong sự quyết định của lớp trẻ Hong Kong lúc này
H.M
Không có nhận xét nào