Giải mã cặp mộ cổ linh thiêng bí hiểm ở Giồng Ông Tố Sài Gòn Về ai là cặp vợ chồng chôn dưới cặp mộ cổ linh thiêng bí hiểm này ? Cho tới na...
Giải mã cặp mộ cổ linh thiêng bí hiểm ở Giồng Ông Tố Sài Gòn
Về ai là cặp vợ chồng chôn dưới cặp mộ cổ linh thiêng bí hiểm này ?
Cho tới nay hình như là bên Việt Nam, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra hai ông bà nằm trong ngôi mộ linh thiêng bí hiểm ở Giồng Ông Tố Sài Gòn.
Bạn đọc bài viết này https://plo.vn/video-photo-hi-hoa/anh/mo-co-giong-ong-to-2-lan-pha-do-nhung-bat-thanh-655592.html hoặc bài này https://thanhnien.vn/van-hoa/ky-bi-lang-mo-co-bi-an-quanh-lang-mo-o-giong-ong-to-663772.html.
Theo mình được biết, hai ông bà nằm dưới ngôi mộ này có danh phận khá là nổi tiếng thời vua Minh Mạng.
Nếu đúng như các nhà nghiên cứu năm xưa đã đọc được các dòng chữ Hán khắc trên bia mộ là "Quốc hiệu Hoàng Việt, mộ Cung nhân Nguyễn thị, Chánh thất Hàn lâm viện Thị độc học sĩ họ Trần, tước hầu; bia được lập vào mùa thu năm Quý Mùi (1823) dưới triều Minh Mạng, do người cháu là Trần Văn Trường lập.", thì chắc chắn hai ông bà này chính là ông bà tổ 5 đời của bà hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Mà bà hoàng thái hậu Trần Thị Đang là ai ? Bà chính là bà hoàng hậu của vua Gia Long, và chính là bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam đó bạn.
Theo Đại Nam Thực Lục tập 2 "Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), mùa đông, tháng 11, truy tặng Triều nghị đại phu Hàn lâm viện Trực học sĩ Đô long bá Trần Phước Tứ (ông tổ năm đời của Hoàng thái hậu) làm Trung thuận đại phu Tán trị doãn Hàn lâm viện Thị độc học sĩ, thụy là Uyên mục, vợ cả (không rõ họ) làm Cung nhân, thụy là Trang ý, Triều liệt đại phu tướng sĩ lang Vinh lộc tử Trần Văn Thuật (ông tổ bốn đời của Hoàng thái hậu) làm Trung nghị đại phu Tư tri thiếu khanh Thái bộc Tự khanh, thụy là Đôn nhã, vợ cả là Lê thị làm Thục nhân, thụy Trinh Thuận (tổ ba đời của họ Trần trước đã được truy tặng). Lại truy tặng vợ lẽ của Lại bộ Thượng thư Gia bình hầu Trần Mậu Quế (ông tổ hai đời của Hoàng thái hậu) là Lê thị làm Nhị phẩm phu nhân, thụy Thuần Tĩnh và Trần thị làm Nhị phẩm phu nhân, thụy Nhu Mẫn (Gia bình hầu có 4 người vợ lẽ, hai người trước đã được truy tặng).".
Như vậy, hai ông bà nằm dưới ngôi mộ linh thiêng bí hiểm này, nếu đúng là các dòng chữ Hán đã khắc như các nhà nghiên cứu đọc, thì họ chính là ông bà Trần Phước Tứ 陳福思, là ông tổ 5 đời của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu.
Và chúng ta biết luôn, là bà họ Nguyễn (còn các sử gia bộ Đại Nam Thực Lục thì ghi là không rõ họ gì), và ông được truy tặng thụy là Uyên Mục 淵穆, còn bà được truy tặng thụy là Trang Ý 莊懿.
Vậy cặp mộ này cực kỳ quý cho lịch sử người Việt mình, vì ngoài khu mộ họ Phạm ở Gò Công liên quan tới vua Thiệu Trị / Tự Đức, cặp mộ này còn xưa hơn nữa, và là ở Sài Gòn.
Và như vậy, chắc đây là lần đầu tiên Sài Gòn mình có được một cặp mộ xưa quý tới vậy, đúng không bạn ?
Theo bài báo, ông bà nằm dưới mộ này quá linh thiêng, khi người ta đập phá, dùng cả máy, cũng không thể nào phá được.
Và các nhà nghiên cứu của Bộ Văn Hóa Việt Nam có thể nào vào cuộc trong vụ này chăng ? Nếu đúng đây là cặp mộ của ông bà Trần Phước Tứ, ông tổ của bên ngoại vua Minh Mạng, thì ôi thôi quý biết chừng nào ?
Và như vậy, thưa bạn, thì nhờ việc này, mà chúng ta giải mã luôn, là có lẽ chữ Tố trong địa danh Giồng Ông Tố chính là chữ Tứ 思 này đọc trại ra thành Tố, có lẽ do vì ngươi thời bấy giờ kiêng húy ông (do ông có danh phận quá lớn là tổ 5 đời bên ngoại của vua Minh Mạng). Đây chính là như điều thầy Lương Chánh Tòng đã thâu lượm được thông tin "ngôi mộ trong Trường tiểu học Giồng Ông Tố tương truyền chính là của vợ chồng ông Tố với địa danh “Giồng Ông Tố”". Còn sự giải thích của ngài Nguyễn Văn Nghĩa nào đó trên tờ Nam kỳ tuần báo số 31 ngày 15.4.1943 là "vào đời Minh Mạng năm thứ bảy (?), có người ở tỉnh Quảng Ngãi tên là Tố, vốn là em vợ của quan Lý Chính hầu Huỳnh Công Lý, vô ở chỗ này và tự mình khai khẩn" như thầy Trần Thành Trung đã sưu tầm lại trong quyển sách mới xuất bản Nam Kỳ Khảo Lược là không đúng như đã trích đoạn ở đây >> https://thanhnien.vn/van-hoa/cao-thom-nam-ky-khao-luoc-1112118.html.
Mong là bên Việt Nam người ta không đập cặp mộ này đi như họ đã làm 2 lần mà không được. Cặp mộ xưa này quá ư là quý luôn.
Wow, mình không biết nói gì. Thấy hơi xúc động đó bạn !!!
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào