Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Giải mã những chữ khắc trên bia mộ họ Lâm ở Tao Đàn Sài Gòn

Giải mã những chữ khắc trên bia mộ họ Lâm ở Tao Đàn Sài Gòn Nhờ bạn Fan Yu Hong chụp rõ lại dòng chữ trên bia ông ở khu mộ họ Lâm tại Tao Đà...

Giải mã những chữ khắc trên bia mộ họ Lâm ở Tao Đàn Sài Gòn

Nhờ bạn Fan Yu Hong chụp rõ lại dòng chữ trên bia ông ở khu mộ họ Lâm tại Tao Đàn Sài Gòn, mà mình được đọc kỹ, thì hóa ra bao nhiêu năm nay những gì thầy Phạm Đức Mạnh diễn âm cho chúng ta chẳng những thiếu, mà có khi thầy còn sai quá trời nữa.  Tại sao bao nhiêu năm nay không một ai trong ngành Khảo Cổ học lên tiếng bạn nhỉ ? 

Đây, mời bạn xem hình chụp gần bia ông họ Lâm ở Tao Đàn Sài Gòn.

Những chữ Hán trên đó viết gì ?

Hán ngữ: 顯考仲江乙未秋捐主諱字長林三郎之墓

Diễn âm: Hiển khảo Trọng Giang Ất Mùi thu quyên Chủ húy Tự Trưởng Lâm tam lang chi mộ

Diễn nghĩa: Mộ cha (với tên tự là) Trọng Giang, mất vào mùa thu năm Ất Mùi, (và người chủ -- tức người nằm dưới mộ này) có tên húy là Tự Trường, là người đàn ông thứ 3 trong gia đình họ Lâm.

Như vậy, qua các chữ khắc trên bia mộ này, chúng ta biết được những điều sau đây:

1. Người đàn ông này có tên là Lâm Trọng Giang và là người đàn ông thứ 3 trong gia đình họ Lâm.  Như vậy ông không hề có tên là Lâm Tam Lang gì như thầy Mạnh đã khẳng định.

2. Ông Lâm Trọng Giang mất vào mùa thu năm Ất Mùi.  Như vậy ở đây, Ất Mùi là các năm 1775, 1835, 1895, 1955.  Vậy, nếu đúng là trên mộ ông có khắc hai chữ Đại Nam, và nếu theo sử Đại Nam Thực Lục, thì hai chữ Đại Nam là quốc hiệu chỉ có bắt đầu từ năm 1838, như vậy những năm Ất Mùi sau năm 1838, chỉ có năm 1895 và năm 1955.  Vậy ở đây, năm Ất Mùi này chắc là năm 1895, chứ không là năm 1955 vì năm 1955 đã là rất sau này.  

Vậy nếu những phân tích trên của mình đúng, thì ông mất vào mùa thu năm Ất Mùi 1895.

Và nếu đúng là ông mất vào mùa thu năm Ất Mùi 1895, thì hoàn toàn không hề có việc ông là ông Lâm Tam Lang tự Nguyên Thất nào đó ở Kiên Giang, mất vào năm Ất Mão năm 1795.   Và chính vì ông mất năm Ất Mùi năm 1895, ông không thể là ông cố của vị phó tướng Lâm Quang Ky nào đó của ngài Nguyễn Trung Trực mà người ta cố tình ụp lên đầu ông, và ông cũng chả phải là ông tổ của dòng họ nhạc sĩ Lam Phương.

Nếu bạn có biết gia đình họ Lâm này ở Kiên Giang, bạn nên đưa thông tin này đến cho họ, để họ biết, ông họ Lâm này hoàn toàn chả có gì liên quan đến dòng họ của họ cả.

Và như vậy, nếu chúng ta đã biết người nằm dưới mộ này tên là Lâm Tự Trường, tự Trọng Giang, mất vào mùa thu năm 1895, thì không biết ở Việt Nam, ai sẽ liên lạc Bộ Văn Hóa mà cho họ biết, để có gì họ cần tìm hiểu lại vụ này.  Mình tag thầy Lương Chánh Tòng vào đây vì thầy hay viết về bia mộ xưa ở miền Nam.

Điều nhức nhối ở đây là, làm thế nào mà những chữ này, không có ai trong ngành Khảo Cổ học Việt Nam đọc giùm thầy Mạnh, mà để thầy làm cho khu này thành ra huyền bí kỳ cục đến thế ? 

Và nếu thầy Mạnh không biết Hán tự, mà bia mộ miền Nam nào thầy cũng dẫn đầu trong việc khai quật, thì đã có bao nhiêu bia mộ miền Nam thầy đã khai quật, đã bị thầy diễn âm bậy, bị thầy giải thích sai, đang chờ đợi chúng ta cần đọc lại và phân tích lại ?

Mà thầy Trưởng môn Khảo Cổ học mà bia mộ chỉ có bao nhiêu đó, thầy lại không tìm hiểu kỹ, rồi cho luôn tên Lâm Tam Lang, rồi kéo luôn cả cái dòng họ gì đó ở Kiên Giang, rồi anh hùng Lâm Quang Ky nào đó vô, cách làm việc như thế này có quá ư là liều lĩnh và phản khoa học không ?

Và cũng như trong vụ khai quật bia mộ ở Cầu Xéo Biên Hòa, là vụ mà thầy đem luôn cả vụ dã sử công chúa gì đó yêu hòa thượng vào trong công trình nghiên cứu khoa học khai quật bia mộ.  Làm thế nào mà một công trình nghiên cứu khoa học lại thành ra như thế vậy bạn ?

Còn bao nhiêu bia mộ miền Nam mà thầy khai quật bị sai hay bị dịch thiếu, dịch bậy, hay thầy tự ý điền vào chỗ trống nữa ? Còn bao nhiêu ông bà bị thầy ụp mũ lên đầu nữa ?

Mình nghĩ, nếu khoa Khảo Cổ học Trường ĐHQG TPHCM mà có thương người Việt, xin nhà trường mở hết tài liệu mà thầy Phạm Đức Mạnh đã tham gia vào khai quật ra, bao gồm các hình ảnh bia mộ để nhiều người xem mà hiểu bia nào bị thầy Mạnh dịch sai bao nhiêu năm nay và những gì cần chỉnh sửa, trong khi thầy Mạnh còn đang sống.  Chúng ta chắc là không thể nào đợi thầy Mạnh qua đời rồi lại chép miệng chuyện đã rồi đâu đúng không ?

Vì làm thế nào mà một Trưởng môn Khảo Cổ học trường ĐHQG TPHCM lại có thể nghiên cứu khoa học một cách lỏng lẽo và vô trách nhiệm đến thế ?

Và làm thế nào mà thầy dốt Hán Nôm, mà bài viết nào thầy cũng viết đầy Hán Nôm và dẫn đủ thứ sử liệu, dã sử đến thế ? 

Chả lẽ cả chục năm nay, chả ai lên tiếng cho việc làm này hay sao ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào