Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HÀNH TRÌNH VÔ ĐỊNH

HÀNH TRÌNH VÔ ĐỊNH “Cũng có thể không quá vội vã để kết luận hay phán định về một sự thật rộng lớn và phức tạp đến vậy, nhưng với một lề lối...

HÀNH TRÌNH VÔ ĐỊNH

“Cũng có thể không quá vội vã để kết luận hay phán định về một sự thật rộng lớn và phức tạp đến vậy, nhưng với một lề lối sống nếu không quá phụ thuộc vào tự nhiên thì lại lệ thuộc vào những kẻ khác mang đến những an nhàn cho mình mà chấp nhận nó như một nét văn hoá được nguỵ trang dưới một diện mạo cởi mở và cầu thị, kỳ thực họ lại là những kẻ vô cùng ích kỷ và bảo thủ khiến chúng ta không thể có đúc kết nào khác mà có thể chính xác hơn. Sự an lòng nhưng phần nhiều là thiếu trình độ, phẩm chất và cốt cách khiến cho những nhóm người trong xã hội, dù đã qua nhiều các thế hệ dày công tìm kiếm, khai hoá và rồi kể cả đã lần lượt được trải nghiệm thụ động các thể chế chính trị, lại dường như không muốn hoan nghênh đón nhận và tích cực thay đổi để hoàn thiện và tốt đẹp hơn lên, chỉ trừ khi cả dân tộc cùng bị dồn đẩy và bức áp đến cùng đường mà quá khổ cực. Và thế là, văn minh là một lối thoát bất đắc dĩ chứ không phải là một lựa chọn (chủ động) có ý thức như là một xu hướng tất yếu và khả quan.

Hoá ra một dân tộc tỏ ra hiền hoà, thân thiện và cởi mở, lại gặp rất nhiều trở ngại ở tính cách co cụm và phân biệt như những kẻ chỉ có sự kỳ thị dành cho nhau nhưng với bề ngoài tỏ ra khá gần gũi, công bằng mà trong tâm thức thì lại luôn muốn được sở hữu (thụ đắc) nhiều hơn, nhìn nhận cao hơn người khác, đứng trên người khác như một biệt tính quá đậm đặc ở trong chủng tộc người này. Cả một dân tộc luôn né tránh và sợ hãi câu chuyện Dân trị và chính quyền, dễ dàng chấp nhận hoặc là du di một cách dễ dãi cho chính thể cầm quyền, nhưng cũng có thể chẳng cần đến sự có mặt của nó để giải quyết hầu hết các sự vụ trong cuộc sống, trong khi ai cũng tỏ vẻ khôn ngoan và đạo mạo như bậc thánh hiền mà thực ra họ lại chỉ cần những món lợi vô cùng rẻ rúng hoặc một không gian sống hết sức chật hẹp. Họ muốn đạt được giá trị nào đó, nhưng sẵn sàng để (những) người khác phải trả giá lớn hơn những cái mà họ (dự tính) nhận được, miễn bản thân họ thoả mãn là đủ để có thể biến các suy tính thành hành động trên thực tế. Họ muốn kiểm soát người khác nhưng chỉ để thấy được rằng những người đó thấp kém hơn và khổ sở hơn chứ không nhằm mục đích làm cho tất cả cùng trở nên tốt đẹp hơn và được an toàn hơn.

Ở đây, không phải hẳn chỉ là câu chuyện của trình độ dân trí, mà cốt yếu và nặng nề nhất là văn hoá không cởi mở với chính trị với một ánh mắt nếu không sợ hãi đến mức thần phục và lệ thuộc vào quyền uy thì cũng tỏ ra dè bỉu hoặc bất cần tới sự hiện diện cuả nó. Ngay cả những lớp người được học tập ở những quốc gia văn minh, sau nhiều năm được sống dưới những giá trị tự do và dân chủ, vẫn trở về nguyên dạng là những con người chẳng mấy thay đổi về khí chất và nhận thức liên quan đến các giá trị nội tại của một thể chế đem lại. Họ lại bị trói buộc về thân phận bên dưới của mình trước quyền lực mà đáng ra nó phải là theo chiều hướng ngược lại. Vậy nên họ, nếu được và nếu có, lại tham gia vào đời sống chính trị một cách có chủ đích chỉ để làm lợi cho bản thân hoặc để được quyền uy bảo bọc, che chở.

Nhưng đó là thành quả, hay có thể gọi là di chứng, của một nền chuyên chế từ các thành trì quân chủ độc tài để lại, trải qua các cuộc chinh biến, bể dâu hỗn loạn trong nhiều thập kỷ và rồi đến việc con người chưa thể thoát ra được thân phận tôi tớ của một thứ chủ nghĩa độc đoán và độc quyền, nên người dân như những con người vô hướng và bất lực trước các bức áp của những bàn tay cuồng bạo hoặc kinh nhược trước sự mường tượng về sự thay đổi mà biết đâu chúng lại xảy ra theo những cái cách đã từng trải qua. Tức là mỗi con người còn chưa thể định hình được bản thể và tâm tính của chính mình dưới những chuyển biến thời cuộc qua các giai đoạn thăng trầm trong lịch sử mà còn kéo dài đến hiện tại. Chính vì cái giá phải trả cho độc lập là quá lớn và quá khủng khiếp nên con người ta còn chưa hình dung ra các giá trị của tự do và dân chủ quý báu nhiều đến như thế nào trước mắt họ mà ngay trong bản thân họ đã luôn gắn chặt vào chúng kể từ khi được sinh ra. Họ sợ bị cai trị và “đày đoạ” bởi ngoại bang nên thà rằng họ chấp nhận bị cai trị bởi chính đồng loại của mình còn tốt hơn là phải để tâm thức dành cho sự lựa chọn một mô hình chính trị xa vời nào đó.

Vậy là cả một xã hội này càng trở nên phân tách và nhỏ bé trước thời đại, ngày càng trở nên rời rạc và lạc loài không chỉ trên chính mảnh đất quê hương mình mà còn cả đối với nhân loại. Mọi lớp người sinh ra và lớn lên chỉ cố mọi cách làm sao thâu đoạt các lợi ích cho bản thân trở nên sung túc và đẳng cấp hơn so với những kẻ là nạn nhân của những tước đoạt. Vòng xoay tước đoạt cứ tiếp diễn và luân chuyển giữa các lớp người trong xã hội, những thảm cảnh và tương lai mịt mùng bao trùm và phủ lấp. Thân phận con người chỉ như những món lợi được ngang giá vì không có luật pháp che chở và cũng vì bởi họ không định đoạt vị thế của mình là chủ thể của chính trị một cách chủ động.

Chính bởi quyền lực bất định nên đã tạo dẫn một hành trình vô định.”

Trích: DÂN TRỊ VÀ CHÍNH QUYỀN



Không có nhận xét nào