Điều khó hiểu về một tấm bia mộ cổ ở Gò Quéo Sài Gòn Đây là tấm bia nằm trong khu mộ cổ họ Phạm ở Gò Quéo Sài Gòn. Khu mộ này được coi là k...
Điều khó hiểu về một tấm bia mộ cổ ở Gò Quéo Sài Gòn
Đây là tấm bia nằm trong khu mộ cổ họ Phạm ở Gò Quéo Sài Gòn. Khu mộ này được coi là khu mộ cổ xưa ở Sài Gòn.
Bạn có thể đọc về khu mộ này tại đây >> http://vietlandmarks.com/module/groups/action/view/id/1405 hoặc đây >> http://baoquangnam.vn/dat-va-nguoi-xu-quang/nha-vat/201609/khai-pha-vung-dat-phia-dong-song-xich-lam-dau-an-pham-duy-trinh-698325/index.htm hoặc đây >> https://ngvduoc.wordpress.com/2013/06/.
Theo các nhà khảo cổ học Việt Nam, đây là khu mộ của 2 cha con Phạm Duy Trinh, thuộc hàng quan lại thời vương triều Nguyễn.
Điều kỳ lạ ở đây không là kiến trúc mà là những gì được khắc trên bia của ngài Phạm Duy Trinh. Tại sao kỳ lạ ? Là bởi vì những dòng chữ này cho ta biết đại khái rằng đây là phần mộ Phạm Duy Trinh, thụy Trang Khải. Tả Tham Tri Bộ Binh, tuần phủ Bắc Ninh, hộ lý Tổng đốc Ninh nước Đại Nam. Con nuôi Quang Bạc lập bia mộ tháng 4 năm Tân Hợi (1851-Tự Đức thứ 4).
Nhưng nếu chúng ta đọc bộ sử Đại Nam Thực Lục tập 7 thời Tự Đức năm 1848 (tức là 3 năm trước khi bia mộ được lập), thì ngài Phạm Duy Trinh này, lúc này đang còn sống, đã bị triều định bãi chức, VĨNH VIỄN không được dùng nữa, đây là đoạn trong sử Đại Nam Thực Lục:
****
Vua lấy lễ Ninh lăng là lễ lớn, chuẩn cho hoàng thân và văn võ trăm quan họp bàn cho được chu thoả, và sai Cần Chính điện Đại học sĩ là Trương Đăng Quế ; Trung quân Đô thống phủ Đô thống Chưởng phủ sự là Tạ Quang Cự sung làm Tổng hộ sự đại thần ; thự Hiệp biện Đại học sĩ là Nguyễn Đăng Giai, Vũ lâm dinh Hữu dực Thống chế là Nguyễn Hoàng làm Phó sứ. Phàm công việc nên làm, chuẩn cho hết lòng trù nghĩ cho kỹ, trước kỳ làm lễ tâu lên chuẩn định để tuân hành. Hộ lý Tổng đốc Ninh - Thái là Phạm Duy Trinh, Bố chính là Tôn Thất Căn, trước đây vì giấu việc tai biến (ruộng lúa tổn hại), không báo cáo lên, bị Khoa đạo là Trần Văn ý tham hặc. Đã chuẩn cho tâu lại nhưng lời lẽ úp mở, lại sai tra hỏi được tình trạng xác thực, vua bèn chuẩn cho giải chức giao xuống pháp ty nghiêm bàn. Đến đây án xử đều bị phạt trượng và đi đồ. Vua gia ơn miễn cho tội đồ, mỗi người đều phạt 100 trượng, bãi chức, vĩnh viễn không được dùng nữa.
****
Như vậy ở đây, tội của ngài Phạm Duy Trinh rất nặng, nên triều đình lúc ấy, đã luân tội, ngay khi ngài còn sống, là bãi chức, và vĩnh viễn không được dùng nữa.
Vậy làm sao mà khi ngài mất, con cháu ngài có thể cho khắc cả một hàng chữ "nguyên thụ" ấy cho ngài nhỉ ? Ngài bị bãi chức, vĩnh viễn không được dùng, thì làm thế nào mà con cháu lại có thể dám khắc là "nguyên thụ" như thế này ?
Ở Việt Nam, đã có trường hợp nào, có vị quan còn sống, bị bãi chức, và triều đình còn ghi rõ hẳn là vĩnh viễn không dùng nữa, mà khi nằm xuống, con cháu lại cho khắc bia với những tước hàm, thụy hiệu như thế không bạn ?
Và tại sao các nhà khảo cổ học Việt Nam, sau khi phát hiện ra khu mộ này, họ không đặt câu hỏi này cả chục năm nay nhỉ ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào