INDO-PACIFIC (phần 10, bản dịch nguyên văn) MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC Ở KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG “Để tiến tới tầm nhìn về khu vực Indo-Pacific tự...
INDO-PACIFIC (phần 10, bản dịch nguyên văn)
MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC Ở KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG
“Để tiến tới tầm nhìn về khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở, chúng tôi đang xây dựng những quan hệ mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia đã chia sẻ những giá trị của Mỹ ở khu vực, từ Ấn Độ đến Samoa. Quan hệ của chúng tôi sẽ là kết quả của tinh thần tôn trọng tạo nên quan hệ đối tác, không phải là sự kiểm soát.” – Phó tổng thống Pence phát biểu tại Học viện Hudson ngày 04/10/2018.
Mỹ và Ấn Độ chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực Indo-Pacific. Cả 2 quốc gia công nhận tầm quan trọng của khu vực Indo-Pacific đối với thương mại toàn cầu và thừa nhận rằng sự phát triển trong khu vực sẽ định hình cho quỹ đạo rộng hơn của trật tự thế giới dựa trên các nguyên tắc.
Bằng chính sách “Act East”, Ấn Độ tiếp tục đầu tư đáng kể về an ninh, kinh tế và phát triển để đảm bảo tầm nhìn về một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở. Khu vực Ấn Độ Dương là điểm kết nối của thương mại toàn cầu, với gần một nửa trong tổng số 90.000 tàu thương mại và 2/3 giá trị thương mại dầu toàn cầu đi qua khu vực này. Khu vực này sở hữu những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, và chiếm ¼ dân số thế giới.
Dù khu vực này đang sở hữu những cơ hội chưa từng có, nhưng cũng đang đối phó với nhiều thách thức an ninh, bao gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn người và buôn lậu ma túy. Để đối phó với những thách thức này, Mỹ đang tìm kết các cơ hội mở rộng và nâng cao quan hệ đối tác với Ấn Độ, Sri Lanka, Maldivies, Bangladesh và Nepal.
ẤN ĐỘ
Mỹ và Ấn Độ duy trì quan hệ đối tác chiến lược rộng rãi, được tạo nên bởi lợi ích chung, những giá trị dân chủ và quan hệ nhân dân mạnh mẽ. Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ đã cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ vừa qua, dựa trên những lợi ích chiến lược ngày càng giống nhau, và Mỹ-Ấn Độ tiếp tục sử dụng quan hệ sâu sắc giữa hai nước để xây dựng những quan hệ hệ đối tác mới ở bên trong và bên ngoài khu vực Indo-Pacific.
Vào tháng 06/2016, Mỹ đã xác định Ấn Độ là “Đối tác quốc phòng chính”, cấp bậc quan hệ này chỉ dành riêng cho Ấn Độ. Việc định vị này cho phép Mỹ nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ tiệm cận cùng các đối tác và đồng minh gần gũi nhất của Mỹ. Việc thành lập đối thoại cấp bộ trưởng 2+2 Mỹ-Ấn Độ vào tháng 09/2018 chính là chứng minh thực tế cho thấy sự cam kết của Mỹ trong việc nâng cao những nguyên tắc chung về một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở.
Nước Mỹ tiếp tục theo đuổi những kế hoạch rộng lớn cùng Ấn Độ để hợp tác, cải thiện khả năng trao đổi thông tin và tạo nền tảng vững chắc cho thương mại quốc phòng, chia sẻ công nghệ, hợp tác công nghiệp và hợp tác đổi mới quốc phòng ở mức độ rộng hơn.
Thỏa thuận tương thích truyền thông và an ninh (COMCASA) được ký vào năm 2018 cho thấy bước phát triển rất lớn trong quan hệ quân sự hai nước, tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin rộng hơn và chia sẻ thông tin được bảo mật ở bất cứ thời điểm nào. Hai bộ quốc phòng Mỹ-Ấn Độ đang mở rộng phạm vi, tính phức tạp và tần suất của các cuộc tập trận chung.
Cuối năm 2019, Mỹ và Ấn Độ sẽ thực hiện cuộc tập trận chung với sự tham gia của 3 lực lượng, và Mỹ-Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác về an ninh và nhận thức về lĩnh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), chống cướp biển, chống khủng bố và những vấn đề xuyên quốc gia khác.
Khi lợi ích chung và việc hợp tác an ninh được mở rộng, hợp tác công nghệ và thương mại quốc phòng song phương Mỹ-Ấn Độ cũng tăng trưởng theo, đạt xấp xỉ 16 tỷ đô trong thương mại quốc phòng kể từ năm 2008. Thông qua Sáng kiến thương mại và công nghệ quốc phòng (DTTI), Mỹ-Ấn Độ đã mở rộng hợp tác trong công nghệ quốc phòng, xây dựng mối quan hệ giữa 2 ngành công nghiệp quốc phòng và tìm kiếm những cơ hội để cùng nhau phát triển và sản xuất hệ thống phòng thủ phục vụ cho việc duy trì và hiện đại hóa quân đội.
SRI LANKA
Kể từ năm 2015, Bộ quốc phòng Mỹ đã cải thiện quan hệ với Sri Lanka và tăng cường đáng kể các hoạt động quân sự, đặc biệt là với hải quân Sri Lanka. Vào năm 2017, tàu sân bay Mỹ USS Nimitz đã có chuyển thăm cảng của Sri Lanka lần đầu tiên sau 30 năm, cùng với đó là lần đầu tiên tập trận theo thỏa thuận song phương Huấn luyện và hợp tác sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT). Trong năm 2019, Mỹ-Sri Lanka cũng sẽ tăng cường hợp tác các hoạt động logistics chung để hỗ trợ cho việc đối phó thảm họa và an ninh ở Ấn Độ Dương.
THE MALDIVES
Sau những thay đổi dân chủ gần đây ở Maldives, Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm những cách thức để mở rộng hợp tác an ninh, đặc biệt nhấn mạnh vào việc cung cấp cơ hội xây dựng năng lực cho quân đội và lực lượng bảo vệ bờ biển của Maldives.
Những lĩnh vực chính cần tập trung là: nhận thức về lĩnh vực hàng hải (MDA) cho phép quân đội Maldives có khả năng giám sát và tuần tra ở khu vực biển thuộc chủ quyền và đóng góp vào những nỗ lực của khu vực để bảo vệ những tuyến thông tin liên lạc trên biển, sẵn sàng cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), và năng lực chống khủng bố. Việc bổ sung thêm 7 triệu đô la Mỹ vào gói tài trợ quân đội nước ngoài (FMF) của năm tài khóa 2018 sẽ hỗ trợ những nỗ lực này.
BANGLADESH
Mỹ có được quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Bangladesh, một đối tác quan trọng cho ổn định và an ninh của khu vực. Hợp tác an ninh tập trung vào những lĩnh vực trọng yếu như: an ninh và nhận thức về lĩnh vực hàng hải, chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), gìn giữ hòa bình và an ninh biên giới. Đối thoại quốc phòng song phương thường niên giữa Bộ Tư lệnh Indo-Pacific của Mỹ (USINDOPACOM) và quân đội Bangladesh tạo ra hướng đi chiến lược cho quan hệ quốc phòng hai nước.
Thêm vào đó, gói tài trợ quân đội nước ngoài (FMF) vừa được gia tăng gần đây, chương trình huấn luyện và đào tạo quân sự quốc tế (IMET), và sự tham gia của Bangladesh trong Sáng kiến an ninh hàng hải (MSI) không chỉ nhấn mạnh giá trị của Mỹ trong quan hệ đối tác quốc phòng với Bangladesh, mà còn là sự đóng góp của Bangladesh vào ổn định của khu vực để hỗ trợ cho việc duy trì trật tự thế giới dựa trên các nguyên tắc tại khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương.
NEPAL
Mỹ đang nỗ lực mở rộng quan hệ quốc phòng với Nepal, tập trung vào hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR), những hoạt động gìn giữ hòa bình, nâng cao năng lực quốc phòng, năng lực của bộ binh, và chống khủng bố. Việc thành lập đối thoại giữa Lực lượng của Bộ binh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và Nepal vào tháng 06/2018, đối thoại quân sự cấp cao nhất với Nepal, là minh chứng cho quan hệ đối tác quốc phòng đang phát triển giữa hai nước.
Trong năm 2019 đã có nhiều cuộc thăm cấp cao đến Nepal của tư lệnh Bộ Tư lệnh Indo-Pacific của Mỹ (USINDOPACOM) và phó trợ lý của Bộ trưởng bộ quốc phòng phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, điều này đã làm phát triển hơn nữa quan hệ quốc phòng hai nước.
Nhóm dịch giả
#indopacifictiengviet
Không có nhận xét nào