Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

INDO-PACIFIC (phần 9, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH

INDO-PACIFIC (phần 9, bản dịch nguyên văn) HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH  6/ THÁI LAN ​ Quan hệ Mỹ và Thái Lan được thiết lập vào năm 1818 ...

INDO-PACIFIC (phần 9, bản dịch nguyên văn)

HIỆN ĐẠI HOÁ QUAN HỆ ĐỒNG MINH 

6/ THÁI LAN

Quan hệ Mỹ và Thái Lan được thiết lập vào năm 1818 và chỉ thời gian ngắn sau đó, Thái Lan trở thành đồng minh của Mỹ sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và thương mại 1833. Mối quan hệ quân sự sâu rộng và lâu dài với Thái Lan đã được hình thành từ năm 1954 bằng việc ký kết Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (còn gọi là Hiệp ước Manila), và trong năm 2003 Mỹ đã tái khẳng định cam kết với Thái Lan bằng cách xác định Thái Lan là đồng minh chính ngoài NATO của Mỹ. 

Cuộc đảo chính quân sự năm 2014 đã tạo ra những thách thức đáng kể. Khi Thái Lan tiếp tục có những bước tiến hướng về dân chủ, Bộ quốc phòng Mỹ mong muốn nâng cao mối quan hệ quốc phòng lâu năm giữa hai nước.

​Mỹ và Thái Lan đang cùng nhau hướng đến những mục tiêu chung về tăng cường an ninh khu vực; đối phó những thách thức về sức khỏe cộng đồng; đối đầu với tội phạm xuyên quốc gia; chiến đấu với nạn buôn người, động vật hoang dã và ma túy; và hỗ trợ những người tị nạn và người di tản. Hiện tại hai nước có hơn 130 cuộc tập trận mỗi năm, bao gồm cuộc tập trận quân sự lớn nhất khu vực Indo-Pacific mang tên Rắn hổ mang vàng.

​Là đồng minh của Mỹ, ở vị trí trung tâm của ASEAN đồng thời ở giữa Nam Á và Đông Nam Á, Thái Lan đóng vai trò địa chiến lược quan trọng ở khu vực Indo-Pacific. Quyền tiếp cận đã được công nhận đối với sân bay hải quân hoàng gia Thái Lan Utapao kết hợp với cảng nước sâu Sattahip là yếu tố rất quan trọng cho kế hoạch bố trí lực lượng quân đội Mỹ. Utapao hỗ trợ các hoạt động logistics và hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR) như là những nỗ lực trong vụ động đất ở Nepal năm 2015.

​Hiện tại Mỹ chia sẻ thông tin với Thái Lan theo Thỏa thuận chung về an ninh thông tin quân sự (GSOMIA), trao đổi vấn đề an ninh thông qua Bản ghi nhớ về an ninh truyền thông và thông tin (CISMOA) và chia sẻ hoạt động logistics thông qua Thỏa thuận mua lại và phục vụ chéo (ACSA). 

Những nỗ lực trong tương lai ở Thái Lan sẽ tập trung vào việc duy trì và tăng cường tiếp cận những vị trí hợp tác an ninh, mở rộng phạm vi và độ phức tạp của những cuộc tập trận hiện tại, và hỗ trợ những nỗ lực hiện đại hóa các Lực lượng vũ trang hoàng gia Thái Lan. Đáng chú ý nhất là kế hoạch của quân đội hoàng gia Thái Lan trong việc nâng cấp đội chiến đấu lữ đoàn (BCT) lấy xe chiến đấu Stryker của Mỹ làm trung tâm.
 
TẬP TRẬN QUÂN SỰ Ở KHU VỰC INDO-PACIFIC

Mỹ thực hiện hơn 90 cuộc tập trận quân sự  tại khu vực Indo-Pacific mỗi năm, phần lớn các cuộc tập trận này được thực hiện chung hoặc kết hợp với các đồng minh và đối tác. Các cuộc tập trận này có các hoạt động từ phạm vi hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HA/DR) cho đến những kỹ năng chiến đấu để đánh chặn kẻ thù.

TĂNG CƯỜNG CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Những nền dân chủ tại khu vực Indo-Pacific như: Singapore, Đài Loan, New Zealand và Mông Cổ là những đối tác đáng tin cậy, có năng lực và mang tính tự nhiên của Mỹ. Cả 4 quốc gia này đều đóng góp vào những nhiệm vụ của Mỹ trên khắp thế giới và đang chủ động thực hiện những bước đi cần thiết để duy trì trật tự thế giới tự do và cởi mở. Sức mạnh của những quan hệ này được kỳ vọng sẽ lặp lại đối với những mối quan hệ mới và đang phát triển của Mỹ tại khu vực Indo-Pacific.
 
SINGAPORE
Singapore vẫn là đối tác rất kiên định ở Đông Nam Á với cam kết mạnh mẽ nâng cao sự ổn định ở khu vực và trên toàn cầu. Quan hệ quốc phòng lâu dài giữa Mỹ và Singapore được hình thành bởi bản ghi nhớ hợp tác 1990 (MOU), Thỏa thuận khung chiến lược 2005 và Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường Mỹ-Singapore 2015. 

Trong Thỏa thuận khung chiến lược 2005, Mỹ xác định Singapore là “Đối tác hợp tác an ninh trọng điểm”. Tàu hải quân Mỹ và máy bay chiến đấu Mỹ được phép tiếp cận Singapore, gần đây nhất sự có mặt của những tàu chiến đấu ven biển và máy bay chiến đấu P-8 Poseidon đã đóng góp vào an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, và tiếp tục đảm bảo sự tự do và cởi mở ở khu vực Indo-Pacific.

​Bộ quốc phòng Mỹ đã tổ chức cho một nhóm máy bay chiến đấu của Singapore được huấn luyện chung với lực lượng không quân Mỹ ngay tại nước Mỹ, điều này đã giúp cho sự gắn kết an ninh Mỹ-Singapore càng thêm sâu rộng và nâng cao khả năng trao đổi thông tin. Hàng năm Singapore đều gửi khoảng 1.000 nhân sự đến Mỹ để tham gia những khóa huấn luyện và đào tạo, đây là lực lượng quân sự nước ngoài lớn nhất được huấn luyện tại Mỹ.

​Singapore đã là quốc gia đầu tiên và duy nhất đóng góp tài sản và con người vào liên minh toàn cầu chống Nhà nước hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS), và kể từ tháng 05/2017 đã tham gia vào chiến dịch Gallant Phoenix (Operation Gallant Phoenix). Singapore cũng đã 5 lần chỉ huy lực lượng đặc nhiệm kết hợp 151 ở vùng vịnh Aden.
 
ĐÀI LOAN
“Nước Mỹ sẽ luôn luôn tin tưởng rằng việc chấp nhận mô hình dân chủ của Đài Loan cho thấy một hướng đi tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc” – Phó tổng thống Mike Pence phát biểu tại Học viện Hudson vào ngày 04/10/2018.

​“Một Đài Loan mạnh mẽ và an toàn có thể ngăn ngừa sự tấn công, bảo vệ người dân Đài Loan và nền dân chủ đã rất vất vả mới có được, cũng như là đối đầu với Trung Quốc bằng các điều kiện sẵn có” – Trợ lý phụ trách các vấn đề an ninh khu vực Indo-Pacific của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Randall G.Schriver phát biểu tại Đại học Stanford vào ngày 10/04/2019.

​Nước Mỹ sẽ có được lợi ích thiết thực trong việc duy trì trật tự thế giới được thiết lập theo các quy tắc mà trong đó bao gồm một Đài Loan mạnh mẽ, thịnh vượng và dân chủ. Nước Mỹ đang theo đuổi mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Đài Loan và sẽ thực hiện Đạo luật quan hệ Đài Loan (TRA) một cách thật tâm, xem như đây là một phần của một cam kết rộng hơn đối với an ninh và ổn định của khu vực Indo-Pacific. 

Quan hệ đối tác Mỹ-Đài Loan là cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục những chiến dịch gây áp lực lên Đài Loan. Đài Loan đã mất đi 3 đối tác ngoại giao trong năm 2018, và những diễn đàn quốc tế tiếp tục từ chối sự tham gia của Đài Loan. 

Mặc dù Trung Quốc ủng hộ sự thống nhất với Đài Loan bằng con đường hòa bình, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ sử dụng vũ lực và đang tiếp tục phát triển, triển khai những khí tài quân sự hiện đại để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự khi cần thiết.

​Điều quan trọng nhất là những mâu thuẫn quốc phòng đã gia tăng khi Quân đội nhân dân Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị cho những khả năng có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan nhằm ngăn chặn và nếu cần thiết thì ép buộc Đài Loan từ bỏ con đường độc lập. Quân đội nhân dân Trung Quốc cũng đang chuẩn bị khả năng thống nhất Đài Loan với đại lục bằng vũ lực, triển khai đồng thời với việc ngăn chặn, trì hoãn hoặc từ chối bất cứ bên thứ ba nào can thiệp thay cho Đài Loan. 

Là một phần của chiến dịch toàn diện gây áp lực lên Đài Loan, Trung Quốc đã gia tăng diễn tập quân sự ở khu vực xung quanh Đài Loan, bao gồm những chuyến bay thị sát của lực lượng không quân Trung Quốc và diễn tập hải quân ở biển Hoa Đông.

​Mục tiêu của Mỹ trong hợp tác quân sự với Đài Loan là đảm bảo rằng Đài Loan vẫn an toàn, tự tin, thoát khỏi sự đe dọa và có thể đối đấu với Trung Quốc một cách hòa bình và hiệu quả bằng những điều kiện đang có. Bộ quốc phòng Mỹ cam kết cung cấp cho Đài Loan những khí tài quân sự và sự hỗ trợ cần thiết đủ để giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ hiệu quả. 

Bộ quốc phòng Mỹ cũng đang tham gia vào việc đánh giá những nhu cầu quốc phòng của Đài Loan nhằm hỗ trợ Đài Loan nhận định những năng lực cơ động, an toàn và hiệu quả để chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc các hình thức đe dọa khác. Kể từ năm 2008, chính quyền Mỹ đã báo cáo quốc hội các hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan với tổng giá trị hơn 22 tỷ đô la Mỹ.
 
NEW ZEALAND
Kể từ Tuyên bố Washinton vào năm 2012, quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và New Zealand tiếp tục phát triển sâu rộng. 

Quan hệ này sẽ vẫn tập trung vào việc xây dựng lực lượng, năng lực chiến đấu và tầm hiểu biết liên quan đến an ninh hàng hải; hợp tác phát triển năng lực chiến đấu của lực lượng viễn chinh; và chia sẻ thông tin để hợp tác an ninh và chuẩn bị đáp trả những tình huống có thể xảy ra. 

New Zealand có sự đóng góp quân lính trong các hoạt động liên minh ở Iraq và Afghanistan, đóng góp vào 3 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng như là các hoạt động thực thi Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSCR).

​Bên cạnh những đóng góp toàn cầu, New Zealand còn đóng vai trò rất quan trọng, là nước dẫn đầu ở khu vực trong việc nâng cao sự ổn định, xây dựng năng lực, và đối phó với những khủng hoảng cũng như là sự cố bất ngờ ở Quần đảo Thái Bình Dương, ví dụ như thảm họa thiên nhiên. 

Vào năm 2018, New Zealand thông báo chính sách mới tại Quần đảo Thái Bình Dương, mang tên “Pacific Reset” nhằm xây dựng năng lực và sự cơ động để ứng phó với các đe dọa. Bằng cách tăng cường khả năng hợp tác tập thể với các đảo quốc ở Thái Bình Dương cùng những đồng minh và đối tác khác, chính sách “Pacific Reset” của New Zealand trực tiếp kết hợp với những nỗ lực của Bộ quốc phòng Mỹ ở khu vực Indo-Pacific và những nỗ lực tái khẳng định sự hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương. 

Sự trùng lắp trong các chiến lược riêng biệt tạo ra những hiệu quả chung, khi Mỹ và New Zealand cùng nhau tăng cường kết hợp những nguồn lực và đáp ứng những nhu cầu của khu vực Thái Bình Dương như: vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và xây dựng năng lực đáp ứng những nhu cầu ưu tiên cao nhất ở khu vực.
 
MÔNG CỔ
Kể từ khi thành lập thỏa thuận quốc phòng song phương chính thức vào năm 1996, quan hệ quốc phòng Mỹ-Mông Cổ đã phát triển đáng kể. Mông Cổ xem Mỹ là nước “láng giềng thứ ba” quan trọng nhất và là đối tác an ninh chính. Mỹ và Mông Cổ có quan hệ đối tác toàn diện dựa trên những giá trị và lợi ích chiến lược chung trong việc bảo vệ và nâng cao sự tự do, dân chủ, mở cửa kinh tế và nhân quyền trên thế giới. 

Mông Cổ vẫn tham gia vào các vấn đề an ninh trong khu vực và toàn cầu thông qua việc đóng góp lực lượng vũ trang trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại châu Phi, và tiếp tục triển khai quân ở Afghanistan để hỗ trợ các hoạt động liên minh. Mông Cổ tiếp tục thực thi các lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc để đáp trả các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân bất hợp pháp của Triều Tiên. 

Mỹ ủng hộ những nỗ lực của Mông Cổ trong việc duy trì và phát triển hơn nữa lực lượng quân sự hiện đại, chuyên nghiệp và tự duy trì, có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của liên minh và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Mỹ cũng hỗ trợ Mông Cổ mở rộng năng lực ứng phó với những thảm họa và khủng hoảng nhân đạo ở trong nước và khu vực. Mỹ và Mông Cổ cùng cùng chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở, bảo vệ chủ quyền và thoát khỏi các đe dọa của mọi quốc gia. 

Sự hợp tác và hỗ trợ tầm khu vực của Mông Cổ tại các tổ chức đa phương đã đóng góp vào hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng ở khu vực Indo-Pacific và là sự ảnh hưởng đem đến ổn định cho khu vực.

Nhóm dịch giả

#indopacifictiengviet



Không có nhận xét nào