Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

JOHN LOCKE: QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ CHÍNH PHỦ

[JOHN LOCKE: QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ CHÍNH PHỦ] Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, Thomas Jefferson đã cho ra đời bài Tuyên Ngôn Độc Lập để tuyên bố thà...

[JOHN LOCKE: QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ CHÍNH PHỦ] Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, Thomas Jefferson đã cho ra đời bài Tuyên Ngôn Độc Lập để tuyên bố thành lập một quốc gia với một chính phủ dựa trên nền tảng rằng Tự Do không đến từ Nhà Vua mà đến từ Tạo Hoá, và chính phủ không tồn tại để cai trị người dân mà để phục vụ họ.

Nhưng cuộc hành trình đã bắt đầu từ tận 100 năm trước với John Locke và cuốn ‘Hai khảo luận về chính quyền’ (Two Treatises of Government). Không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn học, nó là một sự đột phá trong tư tưởng chính trị tự do. 

Phần đầu tiên lên án chế độ quân chủ, cho rằng nó chỉ có thể dẫn đến độc tài và nô lệ. Phần thứ hai nói về nguồn gốc của tự do cũng như vai trò của chính phủ trong xã hội. Hai khái niệm đơn giản sau này trở thành nguồn cảm hứng và lý tưởng để thành lập một quốc gia mang tên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Không những vậy, nó còn là nền tảng để thành lập chính phủ dân chủ ở các thế hệ sau. 



VUA CHÚA LÀ ĐỘC TÀI - Từ xưa đến giờ, con người liên tục bị cai trị bởi một vị vua dựa theo quy luật thừa kế. Một nhà cai trị trở thành quốc trưởng vì người đó sinh ra trong một gia đình cầm quyền cho nên quyền lực được chuyển giao từ thế hệ này cho thế hệ khác. Mọi người ai cũng cho rằng đó là điều tự nhiên trong cuộc sống.

John Locke lớn lên trong thời Nội Chiến Anh Quốc và chứng kiến sự chiến thắng của phe Quốc Hội trước phe Nhà Vua, để từ đó thành lập một nhà nước Thịnh Vượng (Commonwealth). Nó củng cố cho quan điểm rằng vấn đề với chế độ quân chủ chính là người cầm quyền không hề đại diện cho người dân và nó thường dẫn đến sự sụp đổ của quốc gia khi xảy ra tranh chấp quyền lực. Chỉ khi quyền lực bị tước khỏi tay nhà độc tài thì đất nước mới có được sự ổn định.

QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC CỦA TỰ DO - “Tự do đến từ đâu?” là một câu thường được hỏi khi nói về quyền hạn của con người. Nó không thể đến từ Nhà Vua, vì ông ta cũng chỉ là một con người. John Lock không phải là người duy nhất nảy sinh ra khái niệm Quyền Tự Nhiên (Natural Rights) nhưng là một trong những người miêu tả nó hoàn hảo nhất. 

Khi con người sinh ra, họ đã được Tạo Hoá (hoặc Thượng Đế) ban tặng những quyền bất khả xâm phạm mà không một cá nhân hay cơ quan nào có thể lấy đi. Tự Do không thể nào đến từ Nhà Vua, mà từ Tạo Hoá. Một khi chúng ta nắm chặt lập trường này thì sự ra đời của chính phủ không phải là để cai trị người dân mà để giúp họ bảo vệ những quyền lợi đã thuộc về họ khi sinh ra đời.

PHÂN CHIA QUYỀN LỰC CHÍNH PHỦ - Chính phủ được thành lập để phục vụ người dân nhưng sẽ rất mạo hiểm nếu giao hết quyền lực cho vài cá nhân và mong họ là người tử tế. Nếu Vua cũng là một nhà độc tài thì một chính quyền không có giới hạn có gì khác? Cách tốt và hiệu quả nhất là phân chia quyền lực của bộ máy cai trị để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm toàn quyền. Từ đó chúng ta có quốc hội, cơ quan hành pháp và toà án để phân chia quyền cai trị thành nhiều mảng để không cho phép ai trở thành một nhà độc tài.

KHẾ ƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ NGƯỜI DÂN - Bởi vì chính phủ đến từ người dân, được thành lập bởi họ để phục vụ lợi ích chung thì đã có một khế ước tồn tại giữa hai bên như một bản hợp đồng vô hình. Chính phủ cam kết rằng sẽ hoạt động chỉ để bảo vệ lợi ích của công chúng và đất nước. Ngược lại, người dân vì lợi ích chung sẽ trích một số tiền và giao một chút quyền lợi cá nhân để xây dựng một xã hội cho tất cả.

Nhưng nếu chính phủ trở nên lạm quyền, coi thường những người họ lẽ ra phải phục vụ và thất bại trong việc bảo vệ người dân thì họ xứng đáng để bị lật đổ hoặc thay thế. Người dân có quyền dùng mọi cách và dụng cụ để dẹp bỏ một chính quyền không tôn trọng và đại diện cho họ. 

DI SẢN JOHN LOCKE - Khi John Locke viết ra những khái niệm tự do đó, ông ta cũng không ngờ rằng một thế kỷ sau, những ý tưởng đó sẽ được lấy làm nền tảng để xây dựng một quốc gia phi thường. Không chỉ Mỹ mà hầu hết các nước Phương Tây đều áp dụng lý tưởng tự do đó để thành lập chính phủ cho dân và vì dân.

Những tác phẩm ông ta cho ra đời đang được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc tranh luận. Tự do đến từ Tạo Hoá, chính phủ tồn tại để phục vụ người dân, nếu chính phủ lạm quyền thì người dân có quyền và trách nhiệm để thay nó, chỉ khi quyền lực bị giới hạn thì con ngườ mới có tự do. John Locke, Người Cha Của Tư Tưởng Tự Do.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Không có nhận xét nào