Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM - CÔNG CỤ CÔNG AN TRỊ

[ MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM - CÔNG CỤ CÔNG AN TRỊ ] Mấy tuần nay thì dân IT đang bàn tán nhau về vài Mạng Xã Hội (MXH) Việt Nam mà tiềm năng phát...

[MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM - CÔNG CỤ CÔNG AN TRỊ] Mấy tuần nay thì dân IT đang bàn tán nhau về vài Mạng Xã Hội (MXH) Việt Nam mà tiềm năng phát triển của nó. Ý kiến thì trái chiều nhưng hầu hết ai cũng đồng ý rằng rất khó để Việt Nam chen chân vô sân chơi này. Không phải vì thiếu nhân lực, kỹ thuật thua kém hay khát vốn mà là những yếu tố về pháp lý cũng như bản chất hiện tại của thị trường.

Sau đây là vài điều bạn cần biết về thị trường MXH:

1. Facebook chiếm 72% thị phần, đi sau là Pinterest với 14% và Twitter với 6%. 
2. Ở Trung Quốc thì Weibo và WeChat thống trị vì nhà nước kiểm duyệt thông tin cho nên các công ty Mỹ không hiện diện.
3. Ở Việt Nam thì Facebook, Instagram và Youtube đứng đầu.
4. MXH của Việt Nam duy nhất được phát triển mạnh là Zalo với ước tính 40 triệu người dùng. Trước đây thì có Zing, bây giờ thì có những trang lẻ như Beat và Gapo nhưng không gây được ấn tượng lớn.

Bản chất của MXH là kết nối con người lại với nhau. Nhưng nếu rơi vào tay nhà nước độc tài thì nó biến thành một công cụ để giám sát. Chính điều đó cũng là vấn đề khiến người dùng không tin tưởng. 

Nếu sử dụng MXH của Việt Nam thì người dân phải đối mặt với những rủi ro sau:

1. Danh tính không được bảo mật - Khi đăng ký thì phải dùng thông tin cá nhân tương tự như ở Trung Quốc. Các công ty buộc phải cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan nhà nước khi được yêu cầu.

2. Công an có thể dùng thông tin và hành vi trên không gian mạng để truy xét bất cứ lúc nào - Vì hệ thống pháp luật vận hành theo nguyên lý “Bạn có tội cho tới khi chứng minh mình vô tội” cho nên bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của cơ chế công an trị.

3. Nội dung sẽ bị kiểm duyệt tương tự như ở Trung Quốc - Hiện tại nếu bạn đăng những thông tin tiêu cực về nhà nước trên bất cứ diễn đàn nào ở Việt Nam thì nhân viên sẽ xoá ngay lập tức. Facebook mặc dù có ‘Nội Quy Cộng Đồng’ nhưng không có cơ chế kiểm duyệt ngôn luận.

4. Dữ liệu người dùng sẽ bị doanh nghiệp tận dụng không giới hạn - Nếu xét công bằng thì tất cả công ty đều sử dụng dữ liệu để tối ưu hoạt động và quảng cáo, Facebook cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng vì hoạt động dưới nền tảng pháp lý minh bạch cho nên họ không dám lạm dụng, nếu có thì sẽ bị điều tra và dẹp bỏ ngay. Riêng ở Việt Nam thì khi bạn mua vé máy bay thì họ sẽ bán thông tin cho doanh nghiệp vận tải rồi gọi điện tiếp thị dịch vụ cho bạn. Ngành ngân hàng, bảo hiểm và tài chính là ví dụ điển hình cho việc lạm dụng thông tin này.

5. Vô tình giúp phát triển hệ thống giám sát - Nhà nước đã muốn làm điều này rất lâu rồi nhưng thất bại. Hiện tại thì đa số người vẫn dùng Facebook cho nên vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan công quyền. Nếu người dùng sử dụng MXH Việt thì sẽ vô tình giúp gia tăng mức độ kiểm duyệt và theo dõi công dân.

6. Có nguy cơ giúp Facebook và Google bị cấm - Một khi MXH nội địa có đủ người dùng và phát triển đủ quy mô thì nguy cơ nhà nước cấm Facebook và Google là hoàn toàn có cơ sở. Mặc dù xác suất để điều đó xảy ra là rất mong manh và gần không, nhưng không có nghĩa là chúng ta ỷ lại và thờ ơ. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì sẽ vô cùng đen tối cho đất nước và thế hệ trẻ.

Phải phân tích và xét trung thực. Hiện tại thị trường mạng xã hội và quảng cáo online đã chật kín và thống trị bởi Google và Facebook, nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn chen chân vào là gần như không thể trừ khi có sự hỗ trợ từ nhà nước từ vốn cho tới pháp lý để giới hạn đối thủ cạnh tranh.

Trung Quốc có thể triển khai hệ thống riêng vì họ có đủ dân số và sức mạnh kinh tế, còn Việt Nam thì không. Sẽ không có ai tin tưởng một daonh nghiệp được hỗ trợ bởi một nhà nước độc tài với thông tin cá nhân của họ. Việc tạo ra một MXH chỉ cho riêng 96 triệu dân đã là một điều phi lý vì đã tự giới hạn mình với thế giới, mô hình kinh doanh này không thể phát triển được.

Mạng Xã Hội Việt Nam khó mà thành công vì nó sẽ không chỉ là không gian để kết nối con người, mà là bàn tay vô hình của hệ thống công an trị. Hãy để nó là ý tưởng, dự án giấy hay cùng lắm là trang mạng nhỏ lẻ thiểu số vì nếu nó thành công thì sẽ chính là sự chấm dứt của tự do ngôn luận. PS: Mượn vài thông tin từ Luật Khoa Tạp Chí.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào