Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH TRỊ - PHÂN CHIA QUYỀN LỰC

[ MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH TRỊ - PHÂN CHIA QUYỀN LỰC ] Khi nhắc đến chính trị thì nhiều người hiểu sai về mục đích của nó. Vì bị cai trị dưới chế ...

[MỤC ĐÍCH CỦA CHÍNH TRỊ - PHÂN CHIA QUYỀN LỰC] Khi nhắc đến chính trị thì nhiều người hiểu sai về mục đích của nó. Vì bị cai trị dưới chế độ độc tài quá lâu cho nên trong tâm trí chỉ nghĩ đến tranh giành quyền lực và tìm kiếm một lãnh tụ nào đó để chỉ đường dẫn lối cho dân.

Bạn đã nghe những câu như sau bao nhiêu lần rồi.

1. “Tao không biết tụi mày có tài gì mà đòi cầm quyền.”
2. “Cho tụi này lên điều hành thì chắc nát.”
3. “Thằng kia độc tài không khác gì CS.”
4. “Ai nắm chức quyền cũng vậy thôi.”
5. “Dân nào thì lãnh đạo vậy.”

Những điều đó không sai nhưng không chính xác. Trong chính trị thì sẽ luôn có phe phái tranh giành ảnh hưởng với nhau, sẽ luôn có những người đứng đầu đại diện và sẽ mãi có xung đột. Nhưng đó không phải là mục đích của chính trị. Chính vì suy nghĩ như vậy nên chúng ta cứ mãi đi vòng vòng mà không có điểm đến. 

Chính trị không phải là gì đó cao siêu hay vĩ đại. Mà nó là như sau.

1. PHÂN CHIA QUYỀN LỰC ĐỂ KHÔNG AI NẮM TOÀN QUYỀN - Chúng ta phải thừa nhận rằng con người ai cũng tham lam và khát quyền rồi nó làm họ tha hoá. Chính trị không phải là để giao hết quyết định cho một ai đó mà phân chia ra nhiều mảnh nhỏ để không ai có thể nắm toàn quyền. Chính Trị Gia, Dân Biểu, Nghị Sĩ, Tổng Thống hay Bộ Trưởng chỉ là vài trong số vị trí nhỏ trong cỗ máy phân chia đó. 

2. THIẾT LẬP CƠ CHẾ CHỌN NGƯỜI ĐẠI DIỆN - Bây phân chia quyền lực rồi thì phải suy nghĩ ra mô hình để chọn ra người đại diện. Ở cấp trung ương hay liên bang thì mỗi vùng có thể chọn một người đại diện. Còn bên hành pháp thì có thể do dân bầu hoặc được thành lập ở nghị viện. Cho dù là gì đi nữa thì cỗ máy cầm quyền chỉ là những cá nhân thay mặt đại diện cho người dân.

3. TÌM KIẾM GIẢI PHÁP CHUNG - Để sống trong một xã hội với vô số kiểu người khác nhau thì chúng ta phải thừa nhận rằng không có gì là tuyệt đối. Thông qua chính trị, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp chung. Để có kinh phí vận hành thì chúng ta phải đóng thuế, để có bệnh viện và trường học thì chúng ta chấp nhận góp một khoản của thu nhập vào ngân sách và để có an ninh trật tự thì chúng ta phải có toà án để làm người phán xét trung lập. 

4. BẢO VỆ LỢI ÍCH CHUNG CỦA ĐẤT NƯỚC - Để bảo vệ biên giới và lãnh thổ chúng ta phải có quân đội, để giao lưu với bạn bè quốc tế chúng ta phải có chính sách đối ngoại và để mở cửa giao thương thì chúng ta phải có chính sách kinh tế. Tất cả những thứ đó chỉ được quyết định sau hàng giờ tranh luận về quan điểm và hàng tháng quyết định ở quốc hội. Bởi vì một triệu người không thể nào thực hiện một triệu cách như nhau. Chính trị giải quyết vấn đề này cho chúng ta.

Mục đích của chính trị là để hạn chế độc tài, tối thiểu tham nhũng và bảo vệ lợi ích tập thể. Cho nên đừng bao giờ nói “Mày cầm quyền thì không hám lợi chắc” vì nó là một nghịch lý. Trong một cơ chế dân chủ thì cho dù người đi đầu muốn tham nhũng cũng vô cùng khó vì anh ta không thể quyết tất cả. 

Cũng đừng hô hào “Ai cầm quyền cũng vậy thôi.” Vì nếu tất cả mô hình đều như nhau thì  bạn giải thích sao khi chỉ thấy người dân từ nước độc tài chaỵ sang nước tự do mà không bao giờ là ngược lại?

Rồi cũng đừng nguỵ biện rằng “Dân khôn thì lãnh đạo khôn.” Nếu đúng thì đất nước này đã không là công xưởng rẻ tiền của thế giới, xã hội không tha hoá và viên chức không tham nhũng. Vì trong một cơ chế độc tài thì người dân khôn hay ngu cũng đều là người thừa vì họ không thể quyết định. 

Các cơ chế dân chủ tự do không hoàn hảo, nhưng vẫn mãi tốt hơn sự hoàn hảo của một nước độc tài. Đó là mục đích của chính trị. [21.8.2019]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào