NHỮNG NƯỚC CỜ "TRIỆT BUỘC" CỦA KỲ THỦ DONALD TRUMP ĐANG VÂY CHẶT TÀU CỘNG QUA ĐIỂM NÓNG KASHMIA MÀ BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM CŨNG ĐƯỢ...
NHỮNG NƯỚC CỜ "TRIỆT BUỘC" CỦA KỲ THỦ DONALD TRUMP ĐANG VÂY CHẶT TÀU CỘNG QUA ĐIỂM NÓNG KASHMIA MÀ BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM CŨNG ĐƯỢC DỰ PHẦN
Trên mặt trận kinh tế, Tàu cộng đang bị Donald Trump quay như quay dế, trên mặt trận địa chánh trị, Tàu cộng cũng không dễ thở chút nào khi những ngòi nổ vây quanh Tàu cộng đang bị mồi bởi những dây cháy chậm đã được châm lửa mà Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông là những ngòi nổ trực tiếp còn Kashmir sẽ là ngòi nổ gián tiếp dẫn lửa vào các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương,...
Gác lại chuyện Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông, quay sang ngòi nổ Kashmir để thấy được nước cờ gài nhức não mà Tàu cộng sẽ phải lâm nguy vì nó sẽ kích hoạt cho các khu tự trị đứng lên giành độc lập.
Nói đến Kashmir, phải nhắc lại Kế hoạch Mounbatten vào tháng 8/1947, theo kế hoạch này thì vùng tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh quốc đuộc chia thành hai quốc gia độc lập theo địa lý và tôn giáo là Ấn Độ gồm chủ yếu dân số là những người theo đạo Hindu và Pakistan với đa số người dân là tín đồ Hồi giáo.
Sau khi Kế hoạch Mounbatten được thực thi, tất cả 565 tiểu quốc chiếm 2/5 diện tích bán đảo Ấn Độ với dân số 90 triệu người phải đứng trước sự lựa chọn là gia nhập một trong hai quốc gia mới. Duy chỉ còn tiểu vương Maharaja Hari Singh cai trị vùng Jammu và Kashmir, hai vùng đất nằm kẹp giữa Pakistan và Ấn Độ là chưa thể quyết định chọn Ấn Độ hay Pakistan vì lý do Tiểu vương Maharaja Hari Singh là một tín đồ Hindu giáo nhưng đa số thần dân của ông ở Jammu và Kashmir lại là người Hồi giáo.
Tuy nhiên vì là tiểu quốc nên chỉ có hai cách duy nhứt để tồn tại là hoặc "phải chọn Ấn Độ hoặc Pakistan" hoặc phải tìm cách để giữ vị thế "trung lập". Cuối cùng tiểu vương Hari Singh đã tìm ra giải pháp trung lập và đề nghị ký hiệp ước không xâm phạm với Pakistan và Ấn Độ. Tuy nhiên chỉ có Pakistan đồng ý đặt bút ký vào thoả thuận này còn Ấn Độ kiên quyết bác bỏ.
Vì có nguồn tin cho rằng người Hồi giáo ở Kashmir đang bị tiểu vương Hari Singh theo đạo Hindu đàn áp nên Pakistan đạ cho bao vây kinh tế Kashmir và ngầm hậu thuẫn cho các tay súng thuộc bộ tộc Pashtun từ tỉnh Waziristan tràn vào xâm chiếm Kashmir vào ngày 22/10/1947. Buộc tiểu vương Maharaja Hari Singh phải yêu cầu sự giúp đỡ về quân sự từ phía Ấn Độ. Toàn quyền Anh tại Ấn Độ Louis Mounbatten ủng hộ yêu cầu của tiểu vương Hari Singh nhưng ra một điều kiện là tiểu quốc Kashmir phải chấp nhận sáp nhập vào Ấn Độ trước rồi mới có sự giúp đỡ.
Do đó, sớm ngày 26/10/1947 tiểu vương Hari Singh rời thủ phủ Srinagar và đến Jammu ở phía nam vào sáng hôm sau. Tại đây ông gặp VP Menon, đại diện của Thủ tướng Jawaharlal Nehru, để ký kết một thoả thuận nhượng quyền quản lý Kashmir cho Ấn Độ. Theo đó, New Delhi có quyền quyết định các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và hoạt động thông tin liên lạc ở Kashmir. Ngay sáng 27/10, binh sĩ Ấn Độ đã hành quân bằng đường không tới thủ phủ Srinagar và đập tan lực lượng người Pashtun đang tiến sát thành phố.
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan do tranh chấp Kashmir chỉ chấm dứt sau khi Ấn Độ đưa vấn đề Kashmir ra Liên Hợp Quốc. Kết cục ngày 13/8/1948 Liên Hợp quốc ra nghị quyết yêu cầu Pakistan phải rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi vùng tranh chấp Kashmir như Ấn Độ đã làm. Nhưng Pakistan không tuân thủ quyết định của Liên Hợp Quốc, vẫn chiếm đóng một phần Kashmir.
Ngày 01/01/1949, một thoả thuận ngừng bắn do Liên Hợp Quốc làm trung gian được ký với quyết định dành 65% lãnh thổ Kashmir cho Ấn Độ kiểm soát và phần còn lại thuộc về Pakistan. Đường ranh giới kiểm soát hình thành từ thoả thuận này đến nay được coi là biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir.
Cuộc chiến tranh thứ hai ở Kashmir bùng nổ năm 1965 nhưng lệnh ngừng bắn đã được thiết lập ngay sau đó vài tháng. Sau đó, Thủ tướng Ấn Độ Lal Bhadur Shastri và Tổng thổng Pakistan Ayub Khan ký Hoà ước Tashkent do Liên Sô làm trung gian ngày 01/01/1966. Tuy nhiên sau đó thủ tướng Ấn Độ là Lal Bhadur Shastri đột ngột qua đời và phe nhóm của tướng Yahya Khan thắng thế trên chánh trường Pakistan đã làm thay đổi tất cả. Tình hình Kashmir tiếp tục lâm vào bế tắc.
Đến năm 1972, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi và người đồng nhiệm Pakistan Zulfikar Ali Bhutto đồng ý ký Hiệp ước Shimla, trong đó cam kết thực hiện lại những điều khoản của Hiệp ước Tashkent. Hai bên một lần nữa thoả thuận giải quyết vấn đề Kashmir thông qua biện pháp hoà bình. Nhưng những biến cố trên chánh trường Ấn Độ và Pakistan sau đó lại làm thay đổi mọi thứ. Kashmir vẫn là điểm nóng giữa Ấn Độ và Pakistan.
Điều trớ trêu là theo thỏa thuận ngừng bắn ngày 01/01/1949 do Liên Hợp quốc chủ trì thì 65% lãnh thổ của Kashmir do Ấn Độ kiểm soát còn 35% còn lại do Pakistan kiểm soát. Tuy nhiên, phía Pakistan đã cắt nhượng cho Tàu cộng khu vực phía Bắc Kashmir là vùng cao với dân cư thưa thớt để đổi lấy viện trợ và hậu thuẫn của Tàu cộng, Pakistan chỉ giữ quyền kiểm soát một vệt lãnh thổ phía Tây của Kashmir như hiện nay.
Những ngày gần đây Kashmir lại bùng phát nguy cơ xung đột, có rất nhiều lý do dẫn đến sự bùng phát này mà cả Pakistan và Ấn Độ đều có "phần đúng - phần sai". Tuy nhiên xét về bối cảnh cũng như thời điểm xảy ra những mâu thuẫn với chiều hướng gia tăng tại lãnh thổ Kashmir thì thấp thoáng hiện ra "bàn tay lông lá" của Tàu cộng đã thọc vào điểm nóng Kashmir với chiêu trò quen thuộc là "đốt nhà hàng xóm" để làm khó dễ đối thù trực tiếp là Mỹ.
Với Mỹ, Pakistan là đối tác lâu năm khi Pakistan là một trong 8 thành viên của Tổ chức Minh ước Đông Nam Á - SEATO, một Tổ chức được thành lập vào tháng 9/1954 với mục đích ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. Sau đó Pakistan được Mỹ ủy thác vai trò khống chế khủng bố ở Afghanistan. Tuy nhiên trong thực tế thì Pakistan lại là kẻ "hai mang", vừa nhận tiền Mỹ - vừa ngậm tiền Tàu cộng. Những việc làm do Mỹ ủy thác đã bị Pakistan làm mờ nhạt so với những chỉ đạo từ Tàu cộng. Vì vậy khi ông Trump lên làm tổng thống Mỹ đã không ngừng chỉ trích và đã cắt giảm viện trợ hàng trăm triệu USD cho Pakistan.
Ấn Độ cũng không khác gì so với Pakistan, trước đây Ấn Độ luôn ra mặt binh vực cho Tàu cộng và cộng sản Bắc Việt tại Liên Hợp quốc, luôn chỉ trích sự hiện diện của Mỹ và Đồng minh tại bán đảo Đông Dương,... Tuy nhiên kể từ sau vụ bị Mao Trạch Đông úp đồn ở Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh năm 1962 cũng như việc Tàu cộng luôn phủ quyết Điều ước Simla năm 1914, một Điều ước mà chánh phủ Tây Tạng đã công nhận toàn bộ lãnh thổ bang Arunachal Pradesh còn gọi là lãnh thổ của Ấn Độ vào năm đó. Cùng với nhiều hành động ngang ngược khác của Tàu cộng trong việc "gặm nhấm" biên giới của Ấn Độ nên phía Ấn Độ đã không còn mặn mà, mất cảnh giác trước Tàu cộng nữa.
Tới đây có thể hình dung việc gia tăng xung đột giữa Pakistan với Ấn Độ quanh điểm nóng Kashmir ngay trong lúc này nó cũng tương đồng với việc Iran gia tăng thách thức Mỹ ở Vịnh Hormuz hay việc Tàu cộng đang diễn tuồng ở Biển Đông vậy. Tất cả đều chung một mục đích là lôi kéo Mỹ vào những điểm nóng này để Mỹ sa lầy, uy tín của tổng thống Trump sẽ sụt giảm khi mùa bầu cử sắp diễn ra để Tàu cộng rảnh tay ứng phó với các điểm nóng Đài Loan, Hong Kong và các Khu Tự trị.
Kích hoạt điểm nóng Kashmir trong lúc này để đẩy Pakistan và Ấn Độ lao vào cuộc chiến tương tàn thì Tàu cộng sẽ là "ngư ông đắc lợi". Bởi vì hiện nay dù quan hệ giữa Pakistan với Mỹ có nhiều nhạt nhòa nhưng khó lòng mà Mỹ dứt tình với quốc gia Hồi giáo này. Còn với Ấn Độ thì mặc dù những tồn tại mang tính lịch sử như việc Ấn Độ vẫn mua sắm vũ khí của Nga, Ấn Độ vẫn là quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ,... tuy nhiên trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đặc biệt vòng kim cô xiết đầu Tàu cộng là Tứ Giác kim cương thì Mỹ không thể để tuột tay Ấn Độ.
Rất may là tổng thống Donald Trump và các cộng sự của ông ta đã quá bình tĩnh, bình tĩnh đến lạ lùng khi điểm nóng Kashmir hừng hực lửa thì Mỹ vẫn tỏ ra trung dung, không binh cũng không bỏ bên nào. Bởi nếu Mỹ binh vực Ấn Độ thì khủng bố ở Trung Đông mà đặc biệt là ở Afghanistan sẽ hồi sinh mạnh mẽ bởi Pakistan sẽ không còn đảm nhiệm sứ mạng của Mỹ giao phó bấy lâu nay. Nếu Mỹ binh Pakistan thì chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ gặp nhiều trắc trở bởi Ấn Độ sẽ không chấp nhận có người bạn Mỹ cũng là bạn với kẻ thù Pakistan, ra mặt binh vực cho Pakistan.
Chỉ cần Mỹ nhứt bên trọng nhứt bên khi giữa Ấn Độ với Pakistan thì Tàu cộng sẽ tung chiêu "vừa đấm vừa xoa" nhắm vào quốc gia nào bị Mỹ bỏ rơi. Tuy nhiên Tàu cộng tính chỉ một, còn Mỹ tính tới mười. Vì vậy trước điểm nóng Kashmir, tổng thống Donald Trump chỉ lên tiếng "Mỹ sẽ giữ vai trò trung gian hòa giải". Với việc đề Mỹ giữ vai trò trung gian hòa giải tại Kashmir thì hẳn nhiên Mỹ sẽ yêu cầu Pakistan và Ấn Độ phải tuân thủ theo các Hiệp ước, Điều ước mang tính lịch sử, điều này hoàn toàn có lợi cho Ấn Độ mà Pakistan cũng không thể trách cứ được Mỹ.
Vì vậy nên Pakistan mới đòi Liên Hợp quốc vào cuộc vì khi có Liên Hợp quốc nhúng vào, Tàu cộng sẽ ra mặt ủng hộ cho Pakistan như Tàu cộng đã tuyên bố, điều này đồng nghĩa với việc Mỹ đã mất đi đồng minh lịch sử là Pakistan. Nhưng nếu Liên Hợp quốc vào cuộc để phán xử xung đột tại Kashmir thì kẻ thua thiệt lại chính là Tàu cộng. Bởi vì muốn phân xử Kashmir thì Liên Hợp quốc phải quay lại những bằng chứng lịch sử cũng như những Hiệp ước, Điều ước liên can đến lãnh thổ Kashmir. Lục lại những bằng chứng lịch sử này của Kashmir sẽ lòi ra những vi phạm của Tàu cộng tại biên giới với Ấn Độ và cả việc xâm chiếm, sáp nhập các quốc gia độc lập là Tây Tạng, Tân Cương,... đồng thời sẽ hồi tố lại việc Pakistan đã nhượng địa phần lãnh thổ của Kashmir cho Tàu cộng để ủng hộ Tàu cộng xung đột với Ấn Độ và nhận được viện trợ của Tàu cộng trong hàng thập kỷ qua.
Tóm lại, Tập Cận Bình đã bị Donald Trump buộc ngồi vào ván cờ tàn chung cuộc mà người gài cờ là Donald Trump. Mỗi nước cờ "phá thế" của Tập Cận Bình tưởng chừng sẽ rất hiệu quả, sẽ giúp cho Tàu cộng đứng ở thế "ngư ông đắc lợi" nhưng kết cục lại vô cùng bi đát bởi Tập Cận Bình như con muỗi ốm đói sa vào màn nhện của Donald Trump, càng vùng vẫy càng bị xiết chặt thêm.
Donald Trump quá cao tay ấn khi trong lúc này ông tuyên bố Mỹ đã có những thỏa thuận rất tốt với Taliban, điều này đã làm mất đi "hệ số chảnh" của Pakistan vì khi Taliban đã tự giác thuần hóa thì Mỹ trút bỏ được gánh nặng ở Afghanistan mà không cần phải tốn tiền vô ích cho Pakistan. Đặc biệt, trong lúc Kashmir hừng hực lửa thì hôm nay, ngày 17/8/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John J Sullivan cho biết Mỹ đang cùng Ấn Độ "nắm bắt cơ hội" để phát triển đối thoại 2 + 2, hợp tác chống khủng bố và duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Rõ ràng Mỹ đã không bị mắc bẫy của Tàu cộng ở Vịnh Hormuz, ở điểm nóng Kashmir mà ngược lại Mỹ đã chụp cái vòng kim cô lên đầu Tàu cộng đồng thời đã gài cờ ở Liên Hợp quốc để chặt tay Tàu cộng khi Pakistan đưa Kashmir ra Đại Hội đồng Liên Hợp quốc. Bởi nếu Kashmir được đưa ra Đại Hội đồng và Tàu cộng binh vực cho Pakistan thì Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong cũng sẽ được xới tung. Đặc biệt là Biển Đông với Hiệp định Geneva năm 1954 được Hiệp định Ba Lê kế thừa năm 1973 cũng là tiêu điểm để Mỹ chỉ vào đó đập thẳng mặt Tàu cộng với tội danh ăn cướp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa./.
Tran Hung. — với Donal Jr Trump.
Không có nhận xét nào